Quản lý bệnh tăng huyết áp tại Trạm Y tế

(CDC Hà Nam)

* Khái niệm về quản lý tăng huyết áp (THA):

Quản lý bệnh là tăng huyết áp “là một hệ thống phối hợp giữa can thiệp và truyền thông chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng với các điều kiện mà những cố gắng tự chăm sóc của bệnh nhân có vai trò quan trọng.” Quản lý THA cần sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các tuyến y tế, từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã/phường, thôn/xóm và các ban ngành, đoàn thể chính quyền địa phương với nhau. Các hoạt động quản lý THA bao gồm: điều trị, cấp phát thuốc; truyền thông, tư vấn sức khoẻ; quản lý hồ sơ sổ sách, bệnh án; đánh giá tuân thủ điều trị …

Đo huyết áp, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân.

* Các nội dung của quản lý THA bao gồm:

– Chế độ hướng dẫn tập luyện: Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày; Tích cực thực hiện các biện pháp để giảm cân (nếu quá cân).

– Duy trì cân nặng lý tưởng với BMI: 18,5 đến 22,9 (BMI = cân nặng/chiều cao mét/chiều cao mét. Ví dụ: một người có chiều cao 1,62m, cân nặng 65kg thì BMI = 65/1,62/1,62=.24,76);

– Cố gắng duy trì vòng bụng < 90cm ở nam và < 80cm ở nữ.

– Chế độ ăn hợp lý: Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi (cố gắng đạt ít nhất 400gam mỗi ngày).

– Giảm ăn mặn (< 5 gam muối mỗi ngày).

– Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no (mỡ động vật, phủ tạng động vật v.v.v.).

– Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, đồ uống ngọt có gas;

– Luôn kết hợp điều trị thuốc hạ huyết áp với thay đổi lối sống tích cực và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch chính khác (nếu có).

* Theo dõi tăng huyết áp

– Cần đo huyết áp cho người lớn (>18 tuổi) 1 lần/năm (nếu bình thường), hoặc đo mỗi khi đi đi khám sức khỏe hoặc vì một vấn đề khác.

– Bệnh nhân khám và lĩnh thuốc THA đo tại tuyến y tế cấp phát thuốc THA ít nhất 01 lần/tháng.

– Hướng dẫn bệnh nhân tự đo và ghi chép con số huyết áp tại nhà.

* Phát hiện tác dụng phụ của thuốc THA

– Các thầy thuốc, nhân viên y tế cần dặn dò bệnh nhân những tác dụng phụ thường gặp do thuốc THA;

– Các thầy thuốc, nhân viên y tế cần lưu ý tìm hiểu những biểu hiện bất thường của bệnh nhân trong quá trình điều trị khi tới thăm khám định kỳ;

– Điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế thuốc hiện đang điều trị khi các chỉ số huyết áp không đáp ứng trong quá trình điều trị.

* Theo dõi các yếu tố nguy cơ:

Gửi bệnh nhân lên tuyến huyện làm một số xét nghiệm

– Theo dõi xét nghiệm máu;

– Thành phần lipid máu cơ bản: Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, Triglyceride;

– Tổng phân tích nước tiểu;

* Tuân thủ điều trị

– Bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, không nên tự ý lựa chọn và mua thuốc về sử dụng.

– Bệnh nhân uống thuốc đúng hàm lượng và thời gian được kê trong đơn thuốc.

– Các yếu tố góp phần tăng tuân thủ điều trị:

+ Bệnh nhân được giải thích và  hiểu rõ về bệnh.

+ Hướng dẫn tốt về chế độ điều trị.

+ Liều thuốc tối ưu, ưu tiên viên thuốc phối hợp.

+ Chuẩn về tương tác thuốc.

                                                                                                      Thạc sỹ Nguyễn Hữu Tuấn

                                                                                          Khoa phòng chống bệnh Không lây nhiễm

Bài viết liên quan

Đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc COVID-19

Ngọc Nga

Hà Nam: Thông báo 11 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

admin

Yêu cầu báo giá

hanh phan

Để lại bình luận