Đau tức ngực, khó thở, nuốt nghẹn – 3 dấu hiệu cảnh báo thực quản đang bị “bào mòn” mỗi ngày vì trào ngược dạ dày

(CDC Hà Nam)

Những tổn thương do trào ngược không chỉ dừng lại ở khu vực dạ dày mà có thể lan lên tới thực quản, họng, thanh quản… Do đó, khi bạn xuất hiện các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, nuốt nghẹn là cơ thể phát tín hiệu cảnh báo đã có những tổn thương nhất định ở thực quản do trào ngược gây ra.

Combo triệu chứng tức ngực-khó thở- nuốt nghẹn đều đến từ trào ngược dạ dày?

Dù không vận động mạnh, đi bộ, leo cầu thang… bạn cũng gặp phải tình trạng như muốn “tắt hơi”, phải gắng hít thật sâu để lấy nhiều không khí những vẫn thấy không đủ. Thậm chí cả khi đang nằm hay ngồi nghỉ bạn cũng gặp phải khó thở. Rồi đôi khi là những cơn đau xuất hiện ở vùng trên rốn, dưới mũi xương ức hay chính là đau thượng vị làm bạn khó chịu không dứt. Lúc thì là cơn đau thắt lại, dữ dội, lúc thì âm ỉ kéo dài cả buổi khiến bạn nghĩ mình mắc bệnh tim mạch?

Hay việc nuốt thức ăn, chất lỏng từ miệng xuống bỗng trở nên mất nhiều thời gian và công sức hơn. Bạn thấy nghẹn ứ cổ, cảm giác như mắc xương cá, chẹn ở cổ. Dù đã dùng sức, cố gắng nuốt xuống mới đẩy được thức ăn qua cổ nhưng đôi khi, thức ăn chưa trôi xuống lại tự trào lên gây buồn nôn, nôn ói cho bạn.

Combo triệu chứng này khiến bạn ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc, mất dần hứng thú ăn uống, lâu dần cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Thêm vào đó, nỗi sợ bản thân mắc bệnh nan y khiến người bệnh hoang mang không dứt.

Việc bạn gặp phải các triệu chứng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: Bệnh tim mạch, hen suyễn, viêm dạ dày, rối loạn co bóp thực quản… Tuy nhiên, khi các triệu chứng này xuất hiện kèm theo một trong những biểu hiện như: Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng… thì thủ phạm bạn cần nghĩ tới chính là trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có biết, 45% trường hợp người mắc trào ngược sẽ thấy khó thở và 68% bị khó nuốt, nuốt nghẹn, đây đều là các triệu chứng thể hiện mức độ nặng của bệnh.

Đau tức ngực- khó thở-nuốt nghẹn, hệ quả làn sóng trào ngược lên thực quản

Khi dịch vị dạ dày thoát ra ngoài, trào lên trên thực quản, axit HCL sẽ kích thích các đầu mút sợi thần kinh ở bề mặt niêm mạc thực quản, gây cảm giác đè ép, đau thắt vùng ngực. Đôi khi cơn đau xuyên ra sau lưng, lan ra hai cánh tay.

Niêm mạc thực quản bị kích thích sẽ tạo áp lực chèn ép lên khí quản, khiến người bệnh thấy khó thở. Axit cũng sẽ tác động tới khối cơ ở lồng ngực gây xuất hiện phản xạ co rút, chèn ép trực tiếp lên đường thở… Hay trong dịch vị trào lên có thể đi kèm cả thức ăn, tới vòm họng làm đường thông khí bị tắc, tất cả những điều này đều khiến hơi thở của bạn bị đứt quãng, hụt hơi.

Không dừng ở đó, đặc tính ăn mòn mạnh của axit khi tiếp xúc nhiều lần tới thực quản sẽ gây viêm loét. Trào ngược còn xảy ra, tổn thương càng sâu, vết loét cũng thế tăng lên. Theo thời gian, vết loét lành để lại sẹo, những vết sẹo nhiều sẽ khiến ống thực quản bị hẹp lại. Đường đi của thức ăn xuống dạ dày nhỏ lại gây nghẹn và khó nuốt, khiến việc ăn uống của người bệnh khó khăn hơn.

Không chỉ là “mất ăn, mất ngủ”, sinh hoạt bị thay đổi mà đáng lo ngại hơn, khi trào ngược chuyển sang giai đoạn nặng, sẽ là hàng tá các biến chứng nguy hiểm đang chờ bạn. Viêm đường hô hấp, chít hẹp thực quản, viêm loét thực quản, barrett thực quản… Và nguy hiểm hơn cả chính là ung thư thực quản – Top 10 bệnh ung thư trên thế giới có tỉ lệ tử vong rất cao.

Chặn dòng trào ngược đúng căn nguyên – chẳng còn lo tức ngực-khó thở-nuốt nghẹn làm phiền

Lo lắng biến chứng xấu có thể xảy ra với mình, rất nhiều người nỗ lực tìm mọi cách chữa trị, thử đủ thuốc… trong 1 năm, 3 năm, hay nhiều năm hơn. Nhưng bệnh chỉ đỡ một thời gian lại tái phát và có diễn tiến nặng dần. Điều gì khiến việc điều trị trào ngược gặp khó khăn, người bệnh không tìm được lối thoát cho mình?

Thực tế, đa số mọi người chỉ tập trung vào giảm các triệu chứng, phần ngọn của bệnh mà bỏ qua gốc rễ gây bệnh. Trào ngược còn tái phát chứng tỏ căn nguyên gây bệnh vẫn tồn tại. Vậy căn nguyên gây trào ngược là gì?

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch hầu

Ngọc Nga

5 biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi trở lạnh

Ngọc Nga

Đau họng do thay đổi thời tiết, ăn gì để nhanh khỏi?

Ngọc Nga