Điểm báo ngày 23/5/2019

(CDC Hà Nam)
Áp dụng mức lương cơ sở mới thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; Đối tác công – tư trong y tế: Coi chừng bị lợi dụng; Xúc động ca mổ đặc biệt đón bé sơ sinh từ người mẹ ung thư giai đoạn cuối; Bệnh nhân chạy thận với phao cứu sinh bảo hiểm y tế…

Áp dụng mức lương cơ sở mới thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành công văn hướng dẫn áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 được điều chỉnh là 1.490.000 đồng/tháng. Để thống nhất thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) theo đúng quy định, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị bảo hiểm xã hội các tỉnh thông báo để các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn thực hiện kể từ ngày 01/7/2019 như sau:1. Xác định mức hưởng BHYT theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.Cụ thể: 15% mức lương cơ sở tương đương với 223.500 đồng (hai trăm hai ba nghìn năm trăm đồng); 6 tháng lương cơ sở tương đương với 8.940.000 đồng (tám triệu chín trăm bốn mươi nghìn đồng).2. Xác định mức thanh toán trực tiếp theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Cụ thể: 0,15 lần mức lương cơ sở tương đương với 223.500 đồng (hai trăm hai ba nghìn năm trăm đồng); 0,5 lần mức lương cơ sở tương đương với 745.000 đồng (bảy trăm bốn mươi lăm nghìn đồng); 1,0 lần mức lương cơ sở tương đương với 1.490.000 đồng (một triệu bốn trăm chín mươi nghìn đồng); 2,5 lần mức lương cơ sở tương đương với 3.725.000 đồng (ba triệu bảy trăm hai mươi lăm nghìn đồng).3. Mức thanh toán chi phí vật tư y tế theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 04/2017/TT-BYT ngày 14/4/2017 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT không vượt quá 45 tháng lương cơ sở tương đương với 67.050.000 đồng (sáu bảy triệu không trăm năm mươi nghìn đồng). Mức thanh toán nêu trên áp dụng kể cả với trường hợp người tham gia BHYT vào viện trước ngày 1/7/2019 nhưng ra viện từ ngày 1/7/2019. Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện, đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT theo đúng quy định.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 được điều chỉnh là 1.490.000 đồng/tháng.

Để thống nhất thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) theo đúng quy định, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị bảo hiểm xã hội các tỉnh thông báo để các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn thực hiện kể từ ngày 01/7/2019 như sau:

1. Xác định mức hưởng BHYT theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.

Cụ thể: 15% mức lương cơ sở tương đương với 223.500 đồng (hai trăm hai ba nghìn năm trăm đồng); 6 tháng lương cơ sở tương đương với 8.940.000 đồng (tám triệu chín trăm bốn mươi nghìn đồng).

2. Xác định mức thanh toán trực tiếp theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Cụ thể: 0,15 lần mức lương cơ sở tương đương với 223.500 đồng (hai trăm hai ba nghìn năm trăm đồng); 0,5 lần mức lương cơ sở tương đương với 745.000 đồng (bảy trăm bốn mươi lăm nghìn đồng); 1,0 lần mức lương cơ sở tương đương với 1.490.000 đồng (một triệu bốn trăm chín mươi nghìn đồng); 2,5 lần mức lương cơ sở tương đương với 3.725.000 đồng (ba triệu bảy trăm hai mươi lăm nghìn đồng).

3. Mức thanh toán chi phí vật tư y tế theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 04/2017/TT-BYT ngày 14/4/2017 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT không vượt quá 45 tháng lương cơ sở tương đương với 67.050.000 đồng (sáu bảy triệu không trăm năm mươi nghìn đồng).

Mức thanh toán nêu trên áp dụng kể cả với trường hợp người tham gia BHYT vào viện trước ngày 1/7/2019 nhưng ra viện từ ngày 1/7/2019. Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện, đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT theo đúng quy định. (An ninh Thủ đô, trang 2).

 

Đối tác công – tư trong y tế: Coi chừng bị lợi dụng

Hiện nay, ngoài Bệnh viện Nhân dân 115 đã hợp tác với Bệnh viện Gia An 115 thì còn các bệnh viện công khác tại TP.HCM cũng đang làm dự án kêu gọi hợp tác đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP – Public Private Partnership).

Quy định PPP trong y tế chưa rõ ràng

Bệnh viện (BV) Q.Thủ Đức đang xây dựng dự án theo hình thức BLT (xây dựng – thuê dịch vụ – chuyển giao) – là một trong các hình thức của PPP. Bác sĩ (BS) Nguyễn Minh Quân, Giám đốc BV Q.Thủ Đức, cho biết dự án khu điều trị của BV sẽ xây 17 tầng nổi và 2 tầng hầm, tổng kinh phí đầu tư trên 571 tỉ đồng (cả trang thiết bị). Sau khi xây dựng, nhà đầu tư sẽ cho BV thuê lại để vận hành, khai thác trong 22 năm.

Mỗi tháng BV sẽ trả cho nhà đầu tư hơn 5,2 tỉ đồng (chưa VAT), bao gồm cả vốn lẫn lãi theo quy định. Theo BS Quân, chọn BLT thuận lợi là vì nó vẫn là BV công lập, BV được điều hành dự án, sử dụng nhân sự của BV… Về giá dịch vụ, BV thu theo giá Bộ Y tế quy định.

Còn BV Nhi đồng 1 thì lựa chọn hình thức PPP là hợp tác BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) cho dự án tòa nhà số 341 Sư Vạn Hạnh, P.10, Q.10. Dự án gồm 13 tầng nổi và 1 tầng hầm, có 50 phòng khám, 150 giường bệnh… với mức đầu tư 721 tỉ đồng. Thời gian hoàn vốn dự kiến là khoảng 25 năm. Với hình thức này, nhà đầu tư quản lý điều hành dự án, tài chính, BV Nhi đồng 1 phụ trách chuyên môn, đưa BS qua khu BOT khám, chữa bệnh; bệnh nhân có nhu cầu thì khám, chữa bệnh tại khu BOT (không bắt buộc). Về giá dịch vụ, lãnh đạo BV Nhi đồng 1 cho biết căn cứ vào tình hình thực tế, BV sẽ đề xuất và do TP phê quyệt, giá sẽ không cao hơn giá của phòng khám theo yêu cầu của BV nhưng phải có lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Cả 2 dự án BV Nhi đồng 1 và BV Q.Thủ Đức đang trong giai đoạn chờ Sở Y tế và UBND TP phê duyệt. Hiện, tại TP.HCM còn có BV Q.Tân Phú cũng đang làm dự án PPP, nhưng chưa được UBND TP phê duyệt.

BS Quân chia sẻ, khi có dự án PPP, lãnh đạo BV phải gửi đến từng nhân viên của từng khoa, phòng ban, trong BV để góp ý. Chỉ cần 1 người không đồng ý thì lãnh đạo BV giải thích, tạo sự đồng thuận 100%.

BS Nguyễn Thanh Hùng (Giám đốc BV Nhi đồng 1) cho rằng, khó khăn hiện nay của các BV là: chưa có văn bản hướng dẫn đầu tư theo PPP trong lĩnh vực y tế; chưa có quy định hình thức sử dụng đất, thời hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ nhà đầu tư tham gia dự án PPP có sử dụng đất; mức thu phí dịch vụ công chưa phù hợp cơ chế thị trường…

TS Nguyễn Thanh Nguyên, chuyên gia tư vấn PPP, cũng nhìn nhận hình thức này trong y tế hiện nay còn nhiều trở ngại, lớn nhất là các quy định pháp luật của nhà nước vì hình thức này chưa rõ ràng khiến nhà đầu tư chưa biết được chắc chắn dòng tiền bỏ ra có mang lại lợi nhuận hay không. Bên cạnh đó, thực tế có nhiều giám đốc BV, nhân viên y tế, “nhóm lợi ích” hưởng lợi từ BV công không muốn tiếp nhận đầu tư PPP bởi lo sợ ảnh hưởng quyền lợi… Theo ông Nguyên, PPP y tế trong giai đoạn hiện nay là hướng đi tốt, nhưng khá mới mẻ, gây tâm lý lo sợ cho các cấp quản lý nhà nước như sợ bị “qua mặt”, không kiểm soát được, sợ tiêu cực, sợ nhà đầu tư chỉ lo kiếm lời mà không quan tâm chăm lo bệnh nhân nghèo…

Thương hiệu BV công phải tính khi thực hiện PPP

Giám đốc một BV công ở TP.HCM nói: BV công có bề dày lịch sử hàng chục đến hàng trăm năm, là “thương hiệu” vô giá. Việc liên doanh, liên kết, xã hội hóa hay hợp tác công – tư giữa một cơ sở y tế mới thành lập với các BV đã có tên tuổi là xu thế hiện nay, nhưng khi sử dụng tên của BV công có thương hiệu thì phải tính giá trị thương hiệu.

TS Đinh Thị Thanh Nga, giảng viên luật kinh tế – Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng khi hợp tác PPP hay hình thức hợp tác khác với đối tác tư nhân thì cần phân định rõ phần vốn góp của nhà nước, đặc biệt là thương hiệu BV công và đội ngũ nhân viên. Nghĩa là các tài sản vô hình phải được xác định rõ chứ không lập lờ, nếu không sẽ rất thiệt thòi cho BV và nhà nước, có thể tạo nguy cơ thất thoát và bị lợi dụng.

PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng không ít BV công gặp khó khăn nguồn vốn đầu tư để nâng cấp, phát triển BV trong bối cảnh tự chủ tài chính. PPP là cơ hội để các BV tìm hướng đi cho riêng mình. Tuy nhiên, hợp tác như thế nào để vẫn đảm bảo mục tiêu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân là điều các BV cần cân nhắc.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, Bộ đang lấy ý kiến cho dự thảo thông tư hướng dẫn một số nội dung về vay vốn đầu tư; sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết, hoạt động dịch vụ theo yêu cầu đối với các cơ sở y tế công lập. Các lĩnh vực được liên doanh, liên kết… này không sử dụng ngân sách nhà nước, gồm: khám, chữa bệnh và dịch vụ phòng điều trị theo yêu cầu; các dịch vụ, kỹ thuật y tế chất lượng cao; các dịch vụ phụ trợ như cung ứng thuốc, dịch vụ đưa đón người bệnh.

Theo ông Liên, lần đầu tiên Bộ Y tế đưa ra quy định về định giá giá trị thương hiệu của đơn vị (BV công) góp vốn liên doanh, liên kết, giá trị thương hiệu phải được xác định theo tiêu chuẩn thẩm định giá VN, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan. Hiện chưa có BV nào thuộc Bộ Y tế liên doanh theo hình thức PPP, nhưng rất cần có các quy định để các đơn vị có thể thực hiện trong tương lai. Vấn đề định giá, xác định giá trị thương hiệu BV công là rất quan trọng, nên phải thuê tổ chức định giá chính xác.

Dự kiến thông tư được ban hành có hiệu lực từ 1.3 vừa qua, nhưng hiện vẫn đang còn tập hợp ý kiến. (Thanh niên, trang 22).

 

Xúc động ca mổ đặc biệt đón bé sơ sinh từ người mẹ ung thư giai đoạn cuối

Khi biết mình đang bị ung thư giai đoạn cuối, chị Nguyễn Thị L. đã đưa ra một quyết định dũng cảm, đó là ngừng điều trị bệnh để giữ đứa con trong bụng và chiều nay 22-5, đứa trẻ đã chào đời tại Bệnh viện K (Hà Nội).

Ca mổ được tiến hành chiều nay 22-5 tại Bệnh viện K, để chào đón em bé Đỗ Bình An, ra đời ở tuần thai thứ 31 của thai kỳ. Khi chào đời, bé An được đưa nhanh ra xe cấp cứu để chuyển lên Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh Bệnh viện Phụ sản trung ương. Mẹ bé tiếp tục ở lại điều trị tại Bệnh viện K khi chứng bệnh ung thư quái ác đã ở giai đoạn muộn. Theo bác sĩ Trần Danh Cường – giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, đây là một ca mổ đẻ đặc biệt: mổ đẻ ở Bệnh viện K, mẹ bé được mổ ở tư thế ngồi, mẹ bé đã thở khó từ trước ca mổ 1 ngày…

Khi Bình An chào đời, câu đầu tiên mẹ bé hỏi thăm là em bé nặng bao nhiêu. Mẹ bé quan tâm, bởi Bình An sinh non và thời gian rất quý giá với cả mẹ và con.

Thời gian quý giá với cả mẹ và con

Hai tháng trước, hôm 20-3, gia đình anh Đỗ Văn Hùng và vợ là chị Nguyễn Thị L. ở Lý Nhân, Hà Nam đón một tin xấu: chị L. bị ung thư vú giai đoạn muộn. Chị L. 28 tuổi, đang mang thai con thứ hai ở tháng thứ 5, đột nhiên thấy một cái hạch ở cổ, đi khám, bác sĩ nói nên đến Bệnh viện K.

Khi chị L. đến Bệnh viện K, bệnh đã ở giai đoạn muộn, chị lại đang mang thai. Bác sĩ hỏi thăm gia đình có muốn giữ bé hay không? Giữ bé thì có nguy cơ đối với cả mẹ và con, vì chị L. rất cần tận dụng từng ngày để chữa bệnh, chữa sớm ngày nào thì quý ngày đó. Chưa kể giai đoạn mang thai miễn dịch suy giảm, bệnh có thể tiến triển nhanh hơn.

Nhưng là người mẹ, nhìn đứa con đã tượng hình ở tháng thứ 5, chị L. mong muốn giữ cháu, mong giữ thêm ngày nào trong bụng mẹ thì tốt ngày đó. Những ngày tháng vừa mang thai vừa chữa bệnh với chị là những ngày rất khó khăn: chị nôn suốt, không ăn uống được, liên tục khó thở, sức khỏe kiệt quệ…

Dường như hiểu được mẹ gặp khó, em bé trong bụng vẫn lớn lên từng ngày. Vợ chồng anh Hùng hi vọng bé sẽ an toàn chào đời để mẹ bé được điều trị. Hai tháng qua, các bác sĩ Bệnh viện K đã nỗ lực từng ngày, mong sao giữ cháu bé thêm trong bụng mẹ và chị L. vẫn tận dụng được thời gian để chữa bệnh.

Nhưng đến chiều 21-5, chị L. bắt đầu gặp những biến chứng xấu, khó thở nặng, nguy cơ với cả mẹ và con. Các bác sĩ đã quyết định hồi sức cho chị để phẫu thuật đón bé vào ngày 22-5, khi thai kỳ ở tuần thai 31.

Bên hành lang gần phòng mổ chiều nay, mắt anh Hùng đỏ hoe. Chốc chốc, giọt nước mắt lại chực ứa ra trên đôi mắt người đàn ông lam lũ. Anh Hùng hồi hộp, cùng lúc gia đình anh có hai người trong phòng mổ kia, mong sao anh đón được cả mẹ và con về nhà, mong sao những ngày buồn sẽ qua đi…

Mong ước được bình an

Theo bác sĩ Cường, khó khăn nhất với ca mổ cho chị L. là nguy cơ đờ tử cung và chảy máu khi mổ, khi đó có thể phải cắt cả tử cung để cứu mẹ. Ca mổ phải tiến hành thật nhanh. Dù đã nhiều năm trong nghề, với êkip gây mê toàn các chuyên gia, với kíp bác sĩ, nữ hộ sinh 8 người của Bệnh viện Phụ sản trung ương nhưng ông Cường vẫn trải qua một ca mổ đáng nhớ trong đời. Lần đầu tiên, ông mổ đẻ khi bệnh nhân ngồi…

“Khi chào đời, em bé khóc to, nặng khoảng 1,6 kg, được đưa ngay ra xe cấp cứu về Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản trung ương. Trước đây, các bác sĩ Việt Nam gặp khó khăn nếu trẻ sinh non tháng (thai đưới 30 tuần), nhưng giờ chúng tôi đã nuôi thành công những bé nặng dưới 500gr, chưa đầy 25 tuần thai. Các em bé sinh ở tuần thai thứ 28 trở lên có tiên lượng hồi phục rất tốt”- ông Cường nói.

Theo bác sĩ Cường, ca mổ chiều nay diễn ra thuận lợi, chị L. được cầm máu tốt. Những ngày tới đây là giai đoạn điều trị hóa chất, phẫu thuật cắt bỏ khối u… Một chặng đường còn rất dài ở phía trước. Vài năm trước, từng có một người mẹ là thiếu úy công an đã quyết định tạm hoãn điều trị ung thư để nuôi dưỡng mầm sống trong mình, chị ấy ra đi khi con trai chưa tròn một tháng tuổi.

“Mong gia đình chị L. sẽ đón cả mẹ và bé về nhà”- ông Cường nói, sau khi kết thúc một ca mổ đặc biệt trong cuộc đời mình, để mở ra một cuộc đời mới có tên là Bình An.

Đêm nay, Bình An sẽ ngủ giấc ngủ riêng đầu tiên trong cuộc đời mình. (Tuổi trẻ, trang 14; Tiền phong, trang 6).

Hy vọng mới cho những người mắc bệnh Parkinson

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công chín ca phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu cho người bệnh Parkinson nặng đáp ứng kém với thuốc. Thành công này mở ra hy vọng cho những người mắc bệnh tương tự và những người bị rối loạn vận động. Người đầu tiên ở khu vực phía bắc được áp dụng kỹ thuật này là ông Hoàng Minh P. (sinh năm 1964), chẩn đoán bị Parkinson từ năm 2006. Triệu chứng khởi đầu của người bệnh là run vùng ngọn chi, chủ yếu tay phải, kèm theo co cứng các cơ nửa người phải làm cho nói khó, viết khó. Người bệnh được điều trị khởi đầu với Artan 2 mg x 2 viên/ngày, nhưng đến năm 2007, các triệu chứng bệnh nặng dần lên với các biểu hiện run, đi lại khó khăn, hay vã mồ hôi, táo bón… Các bác sĩ đã phải tăng thêm thuốc và tăng dần liều… Ðến thời điểm đến khám, người bệnh đã dùng tới 6 viên syndopa/ngày. Thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng vài giờ, ngoài ra sau khi sử dụng thuốc khoảng 30 phút đến một giờ người bệnh có các biểu hiện loạn động, xoắn vặn… cho nên rất chán nản, bi quan.

Sau khi được khám sàng lọc và làm các bài kiểm tra (test), đánh giá về thần kinh, tâm lý cũng như test UPDRS để đánh giá khả năng phẫu thuật, người bệnh được nhận định có chỉ định phẫu thuật. Ê-kíp phẫu thuật gồm nhiều chuyên ngành: nội thần kinh, ngoại thần kinh, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh. Sau khi hội chẩn xác định đường vào vùng đặt điện cực, TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội – Hồi sức Thần kinh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức) cho biết: đường vào được xác định dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp và cộng hưởng từ, gắn với một khung định vị để xác định chính xác vị trí đặt điện cực với sai số vài mi-li-mét. Người bệnh được khoan hai lỗ trên sọ và luồn điện cực vào vị trí được xác định ban đầu. Ðáng chú ý, hầu hết quá trình phẫu thuật người bệnh vẫn tỉnh và các bác sĩ nội thần kinh thăm khám đánh giá sự cải thiện của triệu chứng cũng như tác dụng phụ xảy ra do quá trình đặt điện cực để điều chỉnh vị trí điện cực. Sau khi đặt điện cực bên trái, người bệnh được tiến hành đặt điện cực bên phải với quy trình như trên và nối dây điện cực ra cục pin đặt dưới da ngực phải. Toàn bộ quá trình phẫu thuật từ lúc gắn khung định vị đến khi kết thúc kéo dài từ bảy đến tám giờ. Người bệnh lưu lại viện ba, bốn ngày để theo dõi các biến chứng chảy máu, nhiễm trùng, sau đó được xuất viện. Trong những tuần đầu, người bệnh sẽ được tái khám hằng tuần và các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh điều chỉnh cường độ, vị trí phát xung thích hợp, kèm theo với việc duy trì sử dụng thuốc hợp lý. Ba tuần sau khi phẫu thuật và duy trì thêm thuốc, kết hợp điều chỉnh cường độ kích thích phù hợp, ông Hoàng Minh P. đã có thể đi lại, tự phục vụ bản thân.

Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh có tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian. Bệnh có những biểu hiện lâm sàng là triệu chứng vận động mà biểu hiện điển hình là chứng run và co cứng cơ, chậm chạp, mất ổn định về tư thế, người bệnh đi lại dễ bị ngã và một số triệu chứng liên quan trầm cảm, tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật… Khi bị mắc chứng bệnh này, những người bệnh ở giai đoạn sớm thường có biểu hiện run ở phần ngọn chi và miệng, kèm theo co cứng các cơ, động tác chậm chạp dẫn đến hạn chế vận động. Ở những giai đoạn sau, triệu chứng nặng dần, run và cứng cơ nhiều hơn khiến người bị mất ổn định về tư thế, dễ bị ngã khi đi lại. Ngay những động tác đơn giản như cài khuy áo, tự mặc quần áo cũng không tự làm được…

Việc điều trị cho người bệnh Parkinson chủ yếu là dùng thuốc. Ở những giai đoạn đầu, thuốc thường đem lại hiệu quả ấn tượng và giai đoạn này được gọi là “thời kỳ trăng mật” (thường là từ bốn đến 5 năm sau khi khởi phát bệnh). Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau, khả năng đáp ứng với thuốc ngày càng kém dần, người bệnh có xu hướng phải tăng liều điều trị và đây cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều biến chứng do thuốc.

Kỹ thuật “kích thích não sâu” là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay trong điều trị bệnh Parkinson và một số rối loạn vận động khác. Các nước châu Âu và Mỹ khuyến cáo sử dụng kỹ thuật này để điều trị người bệnh ở giai đoạn đáp ứng kém với thuốc, thường tối thiểu 5 năm kể từ khi chẩn đoán mắc Parkinson. Phẫu thuật kích thích não sâu là một phương pháp phẫu thuật sọ não nhằm đưa một que kim loại (còn gọi là điện cực) vào đúng các cấu trúc sâu trong não. Sau đó, điện cực được nối với một dây dẫn ra khỏi não, luồn dưới da từ vùng đầu đến vùng trước ngực rồi gắn vào máy tạo nhịp được đặt ở đó. Tuổi thọ pin trung bình khoảng 5 năm tùy thuộc vào cường độ điện sử dụng. Giống như máy tạo nhịp tim, khi được kích thích, dòng điện sẽ theo dây dẫn vào điện cực, từ đó tác động vào nhân não giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh.

Từ cuối tháng 4 đến nay, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức đã thực hiện thành công chín ca phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu cho những bệnh nhân Parkinson nặng đáp ứng kém với thuốc. Ðánh giá những ca đầu cho thấy ba tuần sau khi phẫu thuật được duy trì dùng thuốc và điều chỉnh cường độ kích thích phù hợp, người bệnh đã có thể đi lại, tự phục vụ bản thân. Các biểu hiện loạn động được kiểm soát, triệu chứng cứng cơ được cải thiện 80 đến 90%, triệu chứng run được cải thiện 70%… Thành công bước đầu này không chỉ khẳng định tay nghề của các bác sĩ trong nước mà mở ra cơ hội cho những người bệnh Parkinson nặng đáp ứng kém với thuốc có thể điều trị ngay tại cơ sở y tế trong nước, với chi phí chỉ bằng một phần ba so với nước ngoài. (Nhân dân, trang 5).

 

Bệnh nhân chạy thận với phao cứu sinh bảo hiểm y tế

Khoa hồi sức – cấp cứu BV Đa khoa tỉnh Lạng Sơn không một giường trống, với những bệnh nhân cắm trên tay ống truyền đỏ thẫm. Họ là những bệnh nhân bị suy thận nặng phải lọc máu điều trị suốt đời. Các bệnh nhân ở đây chia sẻ, nếu không được quỹ BHYT cho trả một phần lớn chi phí nhiều người trong số họ đã phải rời bỏ cuộc sống … (Tiền phong, trang 12).

 

Hải Dương: Hơn 99% bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ BHYT

Năm 2019, Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ mua thẻ BHYT cho 215 người, ngân sách tỉnh hỗ trợ 110 người, nâng tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ BHYT lên 99,2%.Tính đến thời điểm hiện tại, Hải Dương có 1.456 bệnh nhân HIV điều trị bằng thuốc kháng virus ARV. Năm 2019, Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ mua thẻ BHYT cho 215 người, ngân sách tỉnh hỗ trợ 110 người, nâng tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ BHYT lên 99,2%.Từ năm 2020 trở đi, dự án trên sẽ không còn hỗ trợ thuốc ARV và mua thẻ BHYT cho bệnh nhân HIV. Do đó, từ tháng 5/2019, cơ sở điều trị ARV thuộc Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh bắt đầu triển khai điều trị ARV thanh toán từ nguồn BHYT. Đến năm 2021, tất cả các cơ sở điều trị ARV trong tỉnh sẽ triển khai điều trị ARV thanh toán từ nguồn BHYT.Hải Dương đã thống nhất sẽ hỗ trợ mua thẻ BHYT cho những bệnh nhân không có khả năng mua thẻ, phấn đấu tất cả bệnh nhân HIV đều có thẻ BHYT. Đồng thời, thống nhất đồng chi trả thuốc ARV cho người nhiễm HIV/AIDS. Thời gian tới, các đơn vị sẽ xác định rõ nguồn kinh phí để thực hiện hỗ trợ. Tính đến tháng 10/2018, lũy tích các trường hợp nhiễm HIV là người Hải Dương, phát hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 4.680 người, trong đó 3.065 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS, 1.676 trường hợp đã tử vong do AIDS.Đến nay, 12 huyện, thị xã, thành phố và 98% số xã phường, thị trấn của Hải Dương đều phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS. Thời gian tới, Hải Dương sẽ nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên để từ đó lan tỏa, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân./ (Tiền phong, trang 12).

Bài viết liên quan

Đối phó chứng ho về đêm ở người cao tuổi

CDC Hà Nam

Bản tin công tác phòng, chống dịch ngày 08/03/2022

Mậu Ngọ

Hết ngày 10/5/2021, gần 5 nghìn người là đối tượng tuyến đầu chống dịch đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

admin

Để lại bình luận