Điểm báo ngày 27/9/2018

(CDC Hà Nam)

Điểm báo ngày 27/9/2018

Số ca mắc tay chân miệng không ngừng tăng; Cứu sống 3 bà cháu ăn phải nấm độc; Ủng hộ 250 triệu đồng cho bệnh nhân ung thư…

 

Số ca mắc tay chân miệng không ngừng tăng

Sáng 26-9, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, trong 3 tuần trở lại đây tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM số lượng bệnh nhi mắc tay chân miệng (TCM) mới tăng đột biến. Đỉnh điểm là ngày 24-9, khoa Nhiễm điều trị cho 222 bé mắc TCM…(Sài Gòn giải phóng, trang 9)

 

Cứu sống 3 bà cháu ăn phải nấm độc

Chiều 26-9, Bác sĩ Hồ Việt Mỹ – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho biết, các bác sĩ khoa nội tổng hợp và khoa nhi của bệnh viện đã cứu sống 3 bệnh nhân người dân tộc thiểu số nghi ngộ độc nấm là bà Đinh Thị Nhiếk (64 tuổi) cùng hai cháu ngoại là Đặng Thị Hòa Thế (10 tuổi) và Đinh Thị Thoắt (4 tuổi), ở thôn Suối Đá, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định…(Tuổi trẻ, trang 4; Tiền phong, trang 2)

 

Ủng hộ 250 triệu đồng cho bệnh nhân ung thư

Chiều 26-9, đại diện lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức trao tặng 200 suất quà, mỗi suất trị giá một triệu đồng cho 200 bệnh nhân mắc bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng và 50 triệu đồng cho Bếp ăn từ thiện của bệnh viện. Toàn bộ số tiền 250 triệu đồng trao đợt này được trích từ quỹ phúc lợi của EVNCPC…(Tuổi trẻ, trang 4) 

 

6 tháng có 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, cả nước ghi nhận 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng trong 6 tháng đầu năm 2018. Theo đó, về phản ứng thông thường sau tiêm chủng, ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm; sốt dưới 39 độ C cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ…(Tiền phong, trang 2)

 

Cắt u buồng trứng nặng gần 20kg

Chiều 26/9, Bác sĩ Võ Văn Thanh- giám đốc Bệnh viện Đa Kon Tum, cho biết: Bệnh nhân Y Lanh (64 tuổi, ngụ tại xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà), nhập viện trong tình trạng bụng chướng to. Theo người nhà bệnh nhân tình trạng bất thường này đã phát hiện cách đây khoảng 2 năm…(Tiền phong, trang 2)

 

Gia Lai triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều lo ngại. Trung tâm Phòng – chống Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng tỉnh Gia Lai cùng Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố đang tích cực triển khai một số giải pháp để bảo đảm sức khỏe cho nhân dân…(Nhân dân, trang 5) 

 

Tăng cường kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 4407/UBND-KGVX về tăng cường quản lý kết nối các cơ sở cung ứng thuốc và thực hiện Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 7-8-2018 về việc triển khai, thực hiện đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” giai đoạn 2017-2020 gửi Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội…(Hà Nội mới, trang 5)

 

 Quy định mới về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 23/2018/TT-BYT quy định về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-11-2018. Theo Thông tư, có 2 hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn, đó là thu hồi tự nguyện và thu hồi bắt buộc. Cụ thể, thu hồi tự nguyện là việc thu hồi sản phẩm do tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm tự nguyện thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về sản phẩm không bảo đảm an toàn. Thu hồi bắt buộc là việc chủ sản phẩm thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền. Sản phẩm phải thu hồi được xử lý theo một trong các hình thức sau, đó là khắc phục lỗi ghi nhãn; chuyển mục đích sử dụng; tái xuất hoặc tiêu hủy…(Hà Nội mới, trang 5) 

 

Siết chặt quản lý cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng bằng GMP

Thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, hiện cả nước có hơn 1.000 cơ sở chuyên sản xuất thực phẩm chức năng. Phần lớn doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, thậm chí nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng chỉ là một phòng tại khu tập thể được trang bị máy dập viên, máy nghiền…

Khắc phục tình trạng này, theo Nghị định 15/2018/NÐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 2-2-2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, từ ngày 1-7-2019, tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP). (Hà Nội mới, trang 5) 

 

Khắc phục yếu kém trong quản lý an toàn thực phẩm

Ngày 26-9, Sở Y tế Hà Nội sơ kết 1 năm thực hiện Kế hoạch số 119/KH-UBND, ngày 1-6-2017, của UBND thành phố về khắc phục các hạn chế, yếu kém, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm giai đoạn 2018-2020. Có thể thấy, nhiệm vụ này đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao năng lực của cơ quan quản lý và ý thức của người sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đây vẫn là công việc khó, cần nhiều giải pháp cấp bách…(Hà Nội mới, trang 5)

 

Khẩn cấp dập dịch sởi

Trước tình hình dịch bệnh sởi gia tăng, hôm qua Viện Pasteur TP.HCM họp khẩn trực tuyến với 20 tỉnh phía nam để triển khai các giải pháp phòng chống, dập dịch…(Thanh niên, trang 4) 

 

 Xác minh vụ trẻ sơ sinh tử vong, sản phụ nguy kịch

Về việc người nhà phản ánh khi sản phụ nguy kịch, họ xin chuyển viện lên TP.HCM nhưng không được, ông Trung cho hay thời điểm đó sản phụ đang được các bác sĩ tập trung cấp cứu nên việc chuyển viện là rất nguy hiểm…(Thanh niên, trang 4)

 

Bài viết liên quan

Điểm báo ngày 31/10/2018

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 25/11/2019

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 18/6/2021

CDC Hà Nam

Để lại bình luận