Hội thảo xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh

(CDC Hà Nam)
ông Trương Thanh Phòng – Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng ban Thường trực Ban soạn thảo xây dựng Quy chuẩn QCKT phát biểu tại Hội nghị.

Chiều ngày 24/01/2021, Sở Y tế đã tổ chức Hội thảo để lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam và khung dự thảo QCKT địa phương. Về dự và chỉ đạo, có ông Trương Thanh Phòng – Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng ban Thường trực Ban soạn thảo xây dựng Quy chuẩn QCKT; ông Dương Ngọc Quỳnh – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó trưởng ban Ban soạn thảo, cùng các đồng chí trong Ban soạn thảo xây dựng Quy chuẩn QCKT là đại diện của các Sở: Tài chính, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng. Sở Y tế là cơ quan chủ trì, giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trực tiếp xây dựng dự thảo Quy chuẩn.

ông Trương Mạnh Sức – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thông qua dự thảo báo cáo tình hình xây dựng QCKT địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được thông qua dự thảo báo cáo tình hình xây dựng QCKT địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam và khung dự thảo QCKT địa phương.

Theo Thông tư 41/2018/TT-BYT, các viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách theo định kỳ 6 tháng/lần; Sở Y tế các tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, giám sát chất lượng nước; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có trách nhiệm ngoại kiểm định kỳ và đột xuất chất lượng nước sạch của các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên); Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc dưới 1.000 m3/ngày đêm).

Dự thảo Quy chuẩn KTĐP xây dựng 63 chỉ tiêu chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép như: vi sinh, hóa lý. Quy chuẩn áp dụng đối với các hoạt động khai thác, sản xuất, và kinh doanh nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh.

Việc xây dựng Quy chuẩn này là cơ sở cho việc giám sát chất lượng nước, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng nước trên địa bàn tỉnh; góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch, các phòng thử nghiệm và các tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước thực hiện theo Quy chuẩn này. Đồng thời, Quy chuẩn này được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý cho các Công ty cung cấp nước sạch áp dụng và thực hiện, nhằm giúp người dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng nguồn nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến xoay quanh các nội dung về các thông số kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, phấn đấu đến cuối quý II/2022 sẽ hoàn thiện các nội dung của QCKT địa phương để trình UBND tỉnh ký và ban hành.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Trương Thanh Phòng – Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng ban Thường trực Ban soạn thảo đã cảm ơn và tiếp thu các ý kiến góp ý cho bản dự thảo xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Đây là đợt lấy ý kiến lần thứ nhất nên đồng chí Phó Giám đốc Sở Y tế cũng mong muốn các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho bản dự thảo báo cáo được đầy đủ hoàn thiện hơn.

Phan Hạnh – Trọng Đoàn

Bài viết liên quan

Việc phân tuyến và phác đồ điều trị COVID- 19 của Việt Nam phù hợp, hiệu quả

Ngọc Nga

Việt Nam ghi nhận ca mắc 2019-nCoV thứ 15 là trẻ mới ba tháng tuổi

Ngọc Nga

Thông báo kết quả xét nghiệm nước Công ty CPNS Hà Nam thắng 5/2020

CDC Hà Nam