Những điều cần biết về vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em

(CDC Hà Nam)
Mới đây, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép khẩn cấp vaccine phòng COVID-19 liều trẻ em để sử dụng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.
Vì sao việc phê duyệt vaccine cho trẻ em lại mất nhiều thời gian hơn?

Vaccine phòng COVID-19 đã được chấp thuận và tiêm cho người lớn trong gần một năm nay. Tuy nhiên, mới đây, vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em mới được phê duyệt ở một số nước trên thế giới. Vậy tại sao việc phê duyệt vaccine cho trẻ em lại mất nhiều thời gian hơn?

photo-1635916273204

FDA cấp phép khẩn cấp vaccine COVID-19 liều trẻ em để sử dụng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

Các chuyên gia cho hay, trẻ em không đơn giản là những người lớn thu nhỏ. Thực tế cho thấy, trẻ em phản ứng với COVID-19 khác với người lớn. Vì vậy, cần thận trọng trong việc phát triển loại dành riêng cho trẻ em.

Lí do quan trọng nhất để mất nhiều thời gian là bởi vì bất kì tác dụng phụ kéo dài nào cũng có khả năng tồn tại lâu hơn ở một đứa trẻ. Do đó, cần đặc biệt chú ý đến sự an toàn và cả khoảng thời gian kéo dài của các tác dụng phụ là bao lâu.

Ngoài ra, việc tìm kiếm số trẻ em bằng số người lớn tham gia thử nghiệm là một thách thức. Các bậc cha mẹ luôn do dự khi đăng ký cho con tham gia hơn.

Vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em được phát triển thế nào?

Vaccine phòng COVID-19 đã trải qua quá trình phát triển và thử nghiệm giống như tất cả các loại vaccine trước đây. Điều duy nhất còn thiếu đó là sự theo dõi lâu dài. Vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em có những dữ liệu chứng minh các quy trình nghiên cứu, sản xuất nghiêm ngặt tương tự như vaccine cho người lớn.

Liều lượng cho các nhóm trẻ em khác nhau?

Các nhà nghiên cứu cho hay, cần có một số tính toán liên quan (theo độ tuổi và cân nặng, theo phản ứng miễn dịch, so sánh với người lớn và cách các loại vaccine khác hoạt động…) để có được liều lượng hiệu quả cho trẻ em.

photo-1635916274679

Vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em có quy trình nghiên cứu, sản xuất nghiêm ngặt tương tự như vaccine cho người lớn.

Sau đó, cần kiểm tra để đảm bảo đây là những phản hồi tốt. Đo lường sản xuất kháng thể và xem liệu phản ứng ở một liều đã cho có bằng với những đáp ứng nhận được đã thấy ở người lớn hay không. Đồng thời, kiểm tra xem liệu vaccine có hoạt động và ngăn ngừa được bệnh tật hay không.

Vaccine Pfizer dành cho lứa tuổi từ 5 đến 11 có khác biệt gì?

Các chuyên gia cho hay, vaccine Pfizer dành cho lứa tuổi từ 5 đến 11 được sản xuất cùng một công nghệ với phiên bản dành cho thanh thiếu niên và người lớn. Tuy nhiên, chúng có liều lượng khác nhau. Liều cho nhóm tuổi từ 5 đến 11 bằng 1/3 liều cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Tác dụng phụ nào đáng lo ngại?

Tác dụng phụ trên tim thường được mọi người quan tâm và lo ngại nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc tác dụng phụ này chỉ chiếm khoảng 1/10.000 đối với nam thanh niên. Và tất cả những người bị ảnh hưởng đều đã hồi phục. Ngoài ra, nhóm trẻ 5-11 tuổi này sẽ được tiêm một liều thuốc nhỏ hơn nhiều.

Theo báo cáo mới nhất Pfizer gửi FDA, các thử nghiệm không tìm thấy tác dụng phụ trên tim.

Tại sao tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em vẫn quan trọng?

Mặc dù trẻ em dường như ít bị bệnh nặng do COVID-19 hơn người lớn. Song, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em vẫn quan trọng.

Theo các chuyên gia, trẻ sau mắc COVID-19 vẫn chịu ảnh hưởng hậu quả kéo dài của bệnh. Có nhiều trường hợp đã tử vong. Ngoài ra, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ chính là thực hiện nghĩa vụ chung của mỗi cá nhân trong xã hội.

Vì vậy, việc tiêm vaccine cho trẻ là cần thiết. Ngược lại, chúng ta cũng mong rằng những người khác cũng được chủng ngừa để bảo vệ con mình.

Hãy tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ khi có cơ hội

Để trẻ em có thể đi học, gặp bạn bè, sinh hoạt, vui chơi trở lại, có thể tránh những hậu quả nếu mắc COVID-19, việc quan trọng hiện nay là nên tiêm vaccine phòng COVID-19. Đừng để ân hận khi quá muộn. Hãy tiêm phòng cho trẻ khi có cơ hội.

Tổng hợp theo suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan

5 loại thực phẩm nhất định nên ăn mỗi ngày

hanh phan

Tình hình dịch tính đến 17h00’ ngày 10/10/2021

Ngọc Nga

Các biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch

Mậu Ngọ