Phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ thế nào?

(CDC Hà Nam)

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có tăng huyết áp, mỡ máu cao mới là nguyên nhân gây đột quỵ, hoặc nhầm lẫn giữa đột quỵ và say nắng, khi gặp tình huống người bị đột quỵ thường xử trí không đúng như cho người bệnh sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn và nghĩ rằng đó là “thần dược”…

PGS.TS Lương Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Phục hồi Chức năng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, dấu hiệu nhận biết một người bị đột quỵ là đang ngồi nói chuyện thấy méo miệng, liệt nửa người, đau đầu, đấy là yếu tố hoặc trên nền bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường cần phải kiểm soát các nguy cơ. Đột quỵ xảy ra do cả tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp. Nếu huyết áp thấp thì nguy cơ đột quỵ lại cao hơn và dễ xảy ra đột quỵ. Tổ chức Đột quỵ thế giới mới đưa ra các dấu hiệu đột quỵ: Mặt, tay, lời nói là nghi ngờ và phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo thời gian vàng, người ta cho rằng phải trước 4,5 tiếng. Có thể kéo dài đến 6 tiếng. Cụ thể, mặt bị miệng lệch, mắt lệch, tay một bên tay yếu, có thể nói hơi khó, nặng có thể không nói được, không hiểu lời nói. Khi đó ngay lập tức là phải gọi ngay cho 115 hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Đối với những người đột quỵ rồi mà đột quỵ lại rất nặng nề, có thể tử vong. Do đó đối với những người có đột quỵ lần đầu chắc chắn phải được đưa vào chế độ kiểm soát đặc biệt bằng cách kiểm soát và điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa.

Hiện nay việc phát hiện, cấp cứu kịp thời bệnh nhân đột quỵ do các chuyên ngành cấp cứu tim mạch, thần kinh phát triển tốt đã giúp nâng cao tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não cấp tính. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với số lượng bệnh nhân di chứng cao, đòi hỏi phải phục hồi chức năng, giúp bệnh nhân không bị teo cơ, viêm phổi, loét khiến chất lượng sống tốt hơn, giảm gánh nặng cho xã hội.

Kết quả phục hồi của bệnh nhân sau đột quỵ não phụ thuộc nhiều yếu tố như được cấp cứu sớm, điều trị đúng phương pháp, tổn thương ở vị trí nào, vùng tổn thương lớn hay bé… Phục hồi chức năng kịp thời, đúng phương pháp giúp 70-80% bệnh nhân đi lại ở mức độ khác nhau. (Tiền phong, trang 6).

 

Bài viết liên quan

Hà Nam: Tổ chức chiến dịch uống bổ sung Vitamin A liều cao đợt II năm 2018

CDC Hà Nam

04 mẫu xét nghiệm đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2

Ngọc Nga

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng ngày 09/11/2021

Ngọc Nga

Để lại bình luận