Phòng bệnh liên quan đến dinh dưỡng ở trường mầm non

(CDC Hà Nam)

Trường mầm non vận dụng vào thực tế, phối hợp với phụ huynh phòng các bệnh liên quan đến dinh dưỡng thường gặp cho trẻ ở trường mầm non có hiệu quả.

Bệnh suy dinh dưỡng

Bệnh suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cơ thể thiếu năng lượng và các vi chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân: Do việc chăm sóc bà mẹ khi có thai và khi cho con bú chưa tốt.

Do sai lầm trong cách nuôi con như: không cho trẻ bú sữa non, không nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc chưa tận dụng sữa mẹ để nuôi con trong 3 – 4 tháng đầu.

Nhiều bà mẹ trẻ chưa được chuẩn bị kiến thức nuôi con.

Ảnh hưởng của các phong tục, tập quán, thói quen.

Do hậu quả của các bệnh như: tiêu chảy, viêm phổi, sởi, lao,…gây rối loạn chuyển hóa các chất làm cho trẻ biếng ăn, sụt cân.

Các nguyên nhân khác: trình độ kinh tế, văn hóa xã hội kém phát triển dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, trẻ bị mù chữ cao, tỉ lệ sinh cao, thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm…

Các biểu hiện của SDD

* Suy dinh dưỡng độ 1:  Cân nặng còn 70 – 80%; Lớp mỡ dưới da bụng mỏng ;Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

* Suy dinh dưỡng độ 2:  Cân nặng còn 60 – 70% ; Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông và chi ; Rối loạn tiêu hóa từng đợt;  Trẻ có thể biếng ăn

* Suy dinh dưỡng độ 3

Thể teo đét 12;  Cân nặng còn dưới 60%; Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi và má; Cơ nhão làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi; Trẻ có thể thèm ăn hoặc kém ăn, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, phân sống; Gan hơi to hoặc bình thường

Thể phù:  Cân nặng còn 60 – 80% ;Trẻ phù từ chân đến mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, mềm, ấn lõm; Cơ nhẽo đôi khi che lấp do phù; Lớp mỡ dưới da còn được giữ lại nhưng không chắc; Da khô, trên da có thể xuất hiện những mảng sắc tố ở bẹn, đùi, tay…; Tóc thưa dễ rụng, có màu hung đỏ, móng tay mềm, dễ gẫy.

Thể phối hợp cân nặng còn dưới 60%; Trẻ phù nhưng cơ thể lại gầy đét, kém ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa.

Phòng và điều trị

* Phòng bệnh: Cần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe  khi có thai và thời kì cho con bú.

Biện pháp phòng bệnh khác cần thực hiện đồng bộ giữa cộng đồng,  gia đình và nhà trường để chăm sóc trẻ.

* Điều trị: Cần chữa khỏi các bệnh trẻ đang mắc; Trẻ SDD thể nhẹ và trung bình chủ yếu xem xét và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý hoặc nâng khẩu phần ăn cả về số lượng và chất lượng.

SDD thể nặng phải xem như một bệnh cấp cứu, tỷ lệ tử vong của trẻ SDD nặng cao hay thấp phụ thuộc vào sự chăm sóc trẻ và cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Gia đình và nhà trường có biện pháp  điều trị chung như điều chỉnh chế độ ăn, bồi phụ vitamin A và muối kali, chăm sóc vệ sinh thân thể  cho trẻ…

Ngọc Nga (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng ngày 19/11/2021

Ngọc Nga

Tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Mậu Ngọ

Làm thế nào để kiểm soát lượng muối ăn trong ngày?

Ngọc Nga