Phòng, chống lây nhiễm COVID-19 tại khu vực chế biến thực phẩm, kinh doanh, dịch vụ ăn uống thế nào?

(CDC Hà Nam)
Bộ Y tế lưu ý để phòng chống lây nhiễm COVID-19 đối với khu dịch vụ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống, khu vực chế biến thực phẩm phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; lưu mẫu thức ăn theo quy định…

Tại Quyết định 5619/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng” (bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống), cửa hàng tiện lợi/cửa hàng tiện ích (gọi chung là khu dịch vụ, Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống lây nhiễm COVID-19 đối với khu dịch vụ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống như sau:

Phòng, chống lây nhiễm COVID-19 tại khu vực chế biến thực phẩm, kinh doanh, dịch vụ ăn uống thế nào? - Ảnh 1.

Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở dịch vụ ăn uống

Yêu cầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các quy định có liên quan.

Một số nội dung cần thực hiện để phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh COVID-19:

– Khu vực chế biến thực phẩm phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định.

– Khu vực ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng; có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; có đủ bàn ghế và đảm bảo khoảng cách giữa các khách hàng theo quy định (có thể xếp ngồi so le hoặc đặt vách ngăn giữa các khách hàng);

Có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng khách hàng và được vệ sinh sạch sẽ; có đủ thùng đựng rác, có nắp đậy và có lót túi;

Có biển 5K về phòng, chống dịch, hướng dẫn khách hàng rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

– Khu vực nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, có đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh; vệ sinh khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.

 Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định, hướng dẫn trong suốt quá trình vận chuyển.

– Người chế biến thực phẩm phải đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

– Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt bàn, ghế ngồi ngay sau mỗi lượt khách rời đi.

CDC Hà Nam tổng hợp

Bài viết liên quan

Nhận biết bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

Ngọc Nga

6 thói quen tai hại khi ăn sáng có thể gây biến chứng ở người bệnh đái tháo đường

Ngọc Nga

Những loại thực phẩm có thể ngăn cản chuyển hoá protein

Ngọc Nga