Trì hoãn tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ hai có thể tạo khả năng miễn dịch mạnh hơn

(CDC Hà Nam)

Sự chậm trễ trong việc tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ hai không chỉ cho phép nguồn cung cấp vắc xin hiện có được phân phối rộng rãi hơn, mà còn giúp tăng cường sức mạnh bảo vệ của chúng bằng cách cho hệ thống miễn dịch của cơ thể người có thêm thời gian để đáp ứng với lần tiêm đầu tiên – nghiên cứu mới nhất của Nhóm nghiên cứu vắc xin thuộc Viện Y tế Mayo (Mỹ) khẳng định hôm qua 23/5/2021.

Theo nghiên cứu này, mức độ kháng thể được tạo ra trong cơ thể người để chống lại vi rút cao hơn sẽ tăng từ 20-300%, cho đến khi mũi tiêm vắc xin COVID-19 tiếp theo xuất hiện sau đó.

Thực tế, đối mặt với nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 hạn chế và không ít người dân lo lắng chờ đợi đến lượt mình, nhiều quốc gia đang chuyển sang một chiến lược gây tranh cãi ban đầu, nay đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh: tăng gấp đôi hoặc gấp ba khoảng thời gian giữa liều vắc xin COVID-19 thứ nhất và thứ hai.

Cụ thể, Singapore đang mở rộng khoảng cách liều — trước đây là 3 đến 4 tuần — nay thành 6 đến 8 tuần, để đạt được mục tiêu bao phủ toàn bộ dân số trưởng thành được tiêm chủng ít nhất một mũi tiêm vào cuối tháng 8 tới. Ấn Độ, đang đối mặt với một đợt bùng phát thảm khốc, đang khuyến cáo từ 12 – 16 tuần giữa các mũi tiêm.

Nghiên cứu trên cho thấy rằng mũi tiêm vắc xin COVID-19 đầu tiên “kích hoạt” hệ thống miễn dịch của cơ thể người, cho phép nó tạo ra các kháng thể bảo vệ chống lại vi rút. Phản ứng đó diễn ra càng lâu thì phản ứng với mũi tiêm nhắc lại thứ hai diễn ra sau đó vài tuần hoặc vài tháng sẽ càng hiệu quả.

Những lợi ích từ khoảng cách liều dài hơn đều thể hiện rõ trên tất cả các loại vắc xin khác.

Qua khảo sát của nghiên cứu trên, những người trên 80 tuổi được tiêm vắc xin mRNA của hãng dược Pfizer Inc. và BioNTech SE có phản ứng kháng thể cao hơn 3,5 lần nếu tiêm mũi thứ hai sau ba tháng, thay vì ba tuần.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng việc trì hoãn mũi tiêm cuối cùng từ 9 – 15 tuần sẽ tránh được nhiều trường hợp sốc phản vệ, nhiễm trùng và tử vong hơn. Thậm chí, một nghiên cứu từ Canada cho rằng lợi ích lớn nhất từ việc trì hoãn giữa các mũi tiêm là 6 tháng.

Tuy nhiên, việc giãn cách thời gian giữa các mũi tiêm cũng có những mặt hạn chế. Kéo dài thời gian giữa các liều có nghĩa là các quốc gia sẽ mất nhiều thời gian hơn để bảo vệ người dân của họ. Mặc dù một mũi tiêm mang lại một số lợi ích, nhưng mọi người không được coi là đã được chủng ngừa đầy đủ cho đến vài tuần sau khi tiêm liều thứ hai. Đây là khoảng thời gian đặc biệt nguy hiểm khi nhiều biến thể lây truyền của vi rút ngày càng xuất hiện và lây lan nhanh.

Giáo sư Dale Fisher chuyên về bệnh truyền nhiễm, ĐH Quốc gia Singapore cho biết việc trì hoãn liều vắc xin COVID-19 thứ hai sẽ giúp cho vài trăm nghìn người sẽ được tiêm mũi đầu tiên sớm hơn. “Chúng tôi đang tiêm vắc xin mỗi ngày cho 40.000 người mỗi ngày, vì vậy bạn có thể tính toán thời gian tiêm vắc xin” – ông Fisher phân tích.

                                                                                    

Thanh Huyền tổng hợp

Bài viết liên quan

Loại củ là “thần dược” cường dương, chống ung thư, giảm huyết áp cực tốt

Ngọc Nga

Thêm bằng chứng về hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai

Ngọc Nga

7 nguyên tắc người bệnh đái tháo đường cần nhớ khi ăn trái cây để tránh lợi bất cập hại

Ngọc Nga

Để lại bình luận