Vì sao nới lỏng cách ly xã hội vẫn phải giữ vệ sinh để phòng COVID 19 ?

(CDC Hà Nam)
Liên tiếp những ngày vừa qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID- 19 trong cộng đồng, hơn 80% bệnh nhân đã khỏi bệnh và xuất viện. Đây là thành công bước đầu rất lớn trong công tác phòng chống dịch COVID -19. Trước những diễn biến này, nhiều địa phương đã “nới lỏng” hơn việc giãn cách xã hội, thực hiện phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị 19. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo dịch vẫn có nguy cơ cao quay trở lại nên “nới lỏng” nhưng không lơi lỏng. Người dân vẫn cần phải tuân thủ các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo như vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đeo khẩu trang khỉ ra đường, thường xuyên súc họng, rửa tay bằng xà phòng…

Nhiều hoạt động được quay trở lại sau nới lỏng, nhưng nguy cơ dịch vẫn tiềm tàng nếu chủ quan

Sau 21 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 công tác phòng chống dịch COVID-19 đã thu được nhiều tín hiệu khả quan. Việt Nam vẫn  đang kiểm soát tốt dịch bệnh, việc ngăn chặn, phát hiện, khoanh vùng, cách ly, điều trị đạt kết quả. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam có 270 ca mắc, trong khi đó số ca khỏi bệnh xuất viện chiếm hơn 80%. Bước sang ngày thứ 13, Việt Nam không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng.

Trong tình hình đó, các địa phương có nguy cơ thấp đã cho học sinh quay trở lại trường học điển hình như Cà Mau, Thái Bình học sinh lớp 9 và lớp 12 đã đi học từ 20/4, Thanh Hoá học sinh từ cấp 2 trở lên đã đến trường từ 21/4…Một số địa phương khác học sinh cũng quay trở lại trường học vào ngày 27/4, và kế hoạch sau nghỉ lễ 4/5.  Ngoài ra, một số hoạt động kinh doanh vận tải cũng đã được hoạt động trở lại nhưng yêu cầu vẫn phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ để phòng, chống dịch bệnh.

Sau “nới lỏng” giãn cách xã hội người dân “đổ” ra đường khá đông (ảnh minh hoạ)

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, dù dịch COVID -19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt, nhưng dịch bệnh trên thế giới lại đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng nhanh, và số tử vong cũng tăng cao. Do đó, đòi hỏi không được chủ quan, lơ là, phải luôn luôn sẵn sàng ở mức cao nhất.

Cần phải làm gì để chung tay phòng chống dịch COVID -19?

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch như hiện nay. Đây là bước làm hiệu quả và đơn giản nhất để chung tay đẩy lùi dịch bệnh

Đeo khẩu trang; rửa tay với xà phòng/dung dịch sát khuẩn thường xuyên; tránh tiếp xúc, giao tiếp gần dưới 2m; không tập trung đông người; không đi ra khỏi nhà khi không cần thiết, đặc biệt là người có bệnh nền và người già; khai báo y tế.

Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng ít nhất trong vòng 20 giây dưới vòi nước sạch.

Thường xuyên súc miệng , súc họng, giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Súc họng bằng dung dịch sát khuẩn họng chứa hoạt chất Povidone-iod. Đây là hoạt chất đã được chứng minh là bất hoạt với  virút SARS-COV gây ra đại dịch SARS 2003 (vi rút này có sự tương đồng gene với SARS-COV 2 gây ra dịch COVID-19. (nghiên cứu năm 2006 được đăng trên tạp chí Da liễu của Nhật Bản). Hoạt chất Povidone-iod sẽ có tác động trực tiếp lên các tác nhân vi sinh gây bệnh bám trên bề mặt niêm mạc họng, bao gồm cả vi rút, vi khuẩn & vi nấm,…

Vệ sinh mũi, họng là một trong các biện pháp hiệu quả phòng chống dịch COVID -19 (ảnh minh hoạ)

Trong trường hợp nếu bị các bệnh đường hô hấp trên như chảy mũi, nghẹt mũi, viêm mũi có thể sử dụng xịt mũi được chiết xuất tự nhiên từ tảo đỏ có chứa Carragelose. Thành phần Carragelose có trong loại xịt mũi này được chứng minh làm giảm giảm  các triệu chứng như cảm lạnh, cảm cúm. Hiện xịt mũi chứa Carragelose có các loại dùng cho người lớn, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, và  loại cho trẻ em trên 1 tuổi.

Mỗi cá nhân cần duy trì thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục; tích cực vận động cơ thể; ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất; giữ ấm cơ thể, mũi, họng; nâng cao thể trạng. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính . Nếu bản thân có các biểu hiện viêm đường hô hấp như sốt, ho, khó thở… cần đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế gần nhất để được khám tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

Theo suckhoedoisong.vn

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

THƯ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH GỬI HỘI NGHỊ CÁN BỘ Y TẾ.

CDC Hà Nam

Tìm ra phương pháp mới khiến tế bào ung thư ‘tự sát’

Ngọc Nga

Có nên phẫu thuật chữa cận thị?

CDC Hà Nam

Để lại bình luận