WHO đổi tên biến thể COVID-19 bằng tên chữ cái Hy Lạp để tránh nhầm lẫn, kỳ thị

(CDC Hà Nam)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tạo ra một hệ thống để đặt tên cho các biến thể của virus gây bệnh COVID-19, loại bỏ những tên gọi dựa trên nơi lần đầu tiên virus được phát hiện, thường gây ra sự nhầm lẫn, thậm chí gia tăng sự kỳ thị đối với một quốc gia.

Đây là nguyên nhân thúc đẩy cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc phải khẩn cấp hành động. Họ đã tập hợp một nhóm các chuyên gia hàng đầu để đề xuất cách tốt nhất  đặt tên cho các biến thể.  Và  hệ thống tên gọi đã ra đời, dựa trên các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sẽ sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để gọi tên các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 nhằm tránh kỳ thị các quốc gia phát hiện các loại biến thể này lần đầu tiên.

Theo đó, biến thể Vương quốc Anh, được các nhà khoa học gọi là B.1.1.7,  sẽ có tên là Alpha. B.1.351, biến thể xuất hiện lần đầu ở Nam Phi sẽ  có tên là Beta và biến thể B.1.617.2 được phát hiện ở Ấn Độ giờ đây sẽ được gọi là Delta.

Khi 24 chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp được sử dụng hết, WHO sẽ công bố một loạt chữ cái khác.

Sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để gọi tên các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 nhằm tránh kỳ thị các quốc gia phát hiện các loại biến thể này lần đầu tiên.

Tiến sĩ Monica Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco cho biết: “Đây  là điều đúng đắn cần làm. Nó sẽ giúp các quốc gia cởi mở hơn trong việc báo cáo các biến thể mới bởi các nhà khoa học  không sợ bị gắn tên quốc gia mình với  biến thể”.

Trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO, bà Maria Van Kerkhove nhấn mạnh, tên mới sẽ không thay thế các tên khoa học hiện có, nhưng giúp ích cho việc thảo luận được công khai.

Trước đó, trong báo cáo WHO cho biết:  “Mọi người thường sử dụng cách gọi các biến thể bởi những nơi chúng được phát hiện, nó gây ra sự kỳ thị và phân biệt đối xử”.

Những cái tên như virus  “Trung Quốc” hoặc  “Vũ Hán”, biến thể của “Anh”, “Brazil”hoặc “Ấn Độ” không chỉ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực  mà còn không chính xác. Nếu các tên khoa học không chính xác sẽ  gây ra sự nhầm lẫn cho công chúng.

Các nhà khoa học cho biết, về mặt khoa học, cách gọi tên như vậy cũng rất  sai. Nơi bệnh hoặc virus được phát hiện đầu tiên thường không phải là nơi nó thực sự xuất hiện lần đầu.

Ví dụ, dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 được một số nhà nghiên cứu cho rằng xuất hiện lần đầu tiên ở Haskell, Kansas , nước Mỹ, hoặc có thể ở Pháp.

Cách đặt tên mới sẽ không thay thế các tên khoa học hiện có, nhưng giúp ích cho việc thảo luận được công khai.

Trong trường hợp các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19, nơi chúng được xác định lần đầu tiên phụ thuộc  vào năng lực hệ thống giám sát bộ gen ở khu vực đó chứ không phải nơi đột biến xuất hiện , chuyên gia Gandhi  cho biết.

Hệ thống đặt tên mới được xây dựng với sự hợp tác của các chuyên gia và nhà nghiên cứu, những người đã theo dõi và đánh giá sự phát triển của virus SARS-CoV-2.

Các tên mới của WHO được cho là dễ nhớ  và thực tế hơn ngay cả với những người không phải là nhà khoa học. Ví dụ, biến thể được phát hiện ở Mỹ  vào tháng 3 năm ngoái được các nhà khoa học gọi là B.1.427.

Ajay Sethi, một nhà dịch tễ học tại Đại học Wisconsin, Madison, cho biết không phải tất cả các tên địa lý đều bị kỳ thị khi gắn với một căn bệnh nào đó. Trong lịch sử đã từng có nhiều căn bệnh mà tên gọi vẫn gắn với quốc gia hoặc vùng đất nào đó.  Tuy nhiên đối với virus SARS-CoV-2, thứ đã  gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe trên quy mô toàn cầu như vậy, tên gọi gắn với quốc gia có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Bùi Anh Đức tổng hợp

Bài viết liên quan

Tiêm phòng cho bà mẹ mang thai có thể giúp trẻ không nhiễm COVID-19

Ngọc Nga

Sáng 26/8: Gần 780 ca COVID-19 trong tình trạng nặng và rất nặng; 7 tỉnh đã qua 14 ngày không có ca mắc mới

Ngọc Nga

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói gì về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 đợt dịch này?

Ngọc Nga

Để lại bình luận