Chế độ kiêng nào giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19?

(CDC Hà Nam)
Một chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất dinh dưỡng có thể bảo vệ chống lại COVID-19 thể nặng. Nghiên cứu cho thấy điều này có liên quan đến chế độ ăn chay, chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật, chế độ ăn nhiều cá…

Đối với một số người, COVID-19 là một căn bệnh đe dọa tính mạng, trong khi đối với những người khác, nó chỉ là một sự khó chịu ngắn hạn… Tại sao SARS-CoV-2 lại biểu hiện rất khác nhau ở những người khác nhau, nguyên nhân vẫn chưa được rõ ràng.

Liên quan đến chế độ ăn uống cá nhân

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này có thể liên quan đến chế độ ăn uống cá nhân. Một nghiên cứu mới đây ở 6 quốc gia (Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Ý, Pháp và Đức) liên quan đến những người làm việc trên tuyến đầu của dịch vụ chăm sóc COVID-19 đã cung cấp bằng chứng mới đáng chú ý. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ Nutrition, Prevention & Health .

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất dinh dưỡng có thể bảo vệ chống lại COVID-19 thể nặng.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 2.884 bác sĩ và y tá làm việc tuyến đầu khiến họ có khả năng phơi nhiễm với SARS-CoV-2. Cuộc khảo sát về “mối liên quan giữa chế độ ăn tự báo cáo và nhiễm COVID-19, thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.”

Khảo sát cho thấy, 2.316 người tham gia không gặp bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào hoặc không có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút. Những người này đóng vai trò là nhóm đối chứng của nghiên cứu.

568 người còn lại hoặc có các triệu chứng thông thường với COVID-19 hoặc xét nghiệm PCR dương tính. Trong số này, 138 người triệu chứng COVID-19 mức độ trung bình đến nặng. Số còn lại chỉ bị bệnh nhẹ hoặc rất nhẹ.

Trong phân tích của mình, các nhà nghiên cứu đã dựa vào tuổi tác, dân tộc, ngành nghề y, cân nặng, chỉ số khối cơ thể, bệnh đi kèm và hành vi lối sống, bao gồm hút thuốc và mức độ hoạt động thể chất .

Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia chọn 1 trong số 11 chế độ ăn giống nhất với chế độ ăn của họ trong vòng một năm trước. Những người này sau đó được xếp thành các nhóm, chẳng hạn như thực phẩm toàn phần; chế độ ăn ăn kiêng dựa trên thực vật; ăn chay ; hoặc chế độ ăn kiêng pescatarian (bao gồm cá hoặc các động vật thủy sinh khác) .

So với những người theo chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật, những người ăn chế độ ăn ít carb, nhiều protein (thực phẩm toàn phần) có nguy cơ phát triển các triệu chứng COVID-19 từ trung bình đến nghiêm trọng cao gấp 4 lần.

20200513_153827_286570_LowCarbMobile-max-800x800

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giảm nguy cơ đối với COVID-19

Luận giải của chuyên gia

Các chuyên gia đánh giá đây là một nghiên cứu có giá trị vì đã tạo ra một giả thuyết quan trọng- Thiết lập mối tương quan giữa các chế độ ăn này và mức độ nghiêm trọng của COVID-19.

Luận giải về lý do tại sao có thể có mối liên hệ chặt chẽ giữa các chế độ ăn kiêng này và mức độ nghiêm trọng của COVID-19, chuyên gia nhận định: “Đó là do chế độ ăn dựa trên thực vật và cá/thủy sản đã được chứng minh cũng có liên quan đến việc chống viêm. Trong khi, các triệu chứng COVID-19 trầm trọng hơn có thể liên quan đến các yếu tố gây viêm ”.

Nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng như phytochemical, các khoáng chất và vitamin trong chế độ ăn uống dựa trên thực vật có thể hỗ trợ hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp người bệnh chống chọi với COVID-19. Trong chế độ ăn giầu cá/thủy sản, người ta cũng được bổ sung nhiều axit béo omega-3 có lợi và vitamin D đều là các chất chống viêm.

Chế độ ăn thuần chay hoặc thực vật tuy không thể ngăn một người nhiễm SARS-CoV-2, nhưng nó có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mắc COVID-19 và giảm nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng.

Ngoài ra, chế độ ăn dựa trên thực vật cũng có thể làm giảm nguy cơ béo phì và các bệnh mãn tính. Đây cũng là những điều kiện có xu hướng làm trầm trọng bệnh COVID-19.

Cuối cùng các phát hiện này có thể được áp dụng rộng rãi hơn không chỉ đối với COVID-19. Các nhà khoa học có niềm tin rằng, lựa chọn chế độ ăn uống có thể thực sự giúp giảm thiểu một số bệnh mãn tính. Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết của các nghiên cứu khác sâu hơn về mối liên quan giữa chế độ ăn uống, tình trạng dinh dưỡng và kết quả COVID-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên mọi người nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng để tăng cường hệ thống miễn dịch trong đại dịch COVID-19. Lời khuyên này bao gồm ăn thực phẩm tươi, chưa qua chế biến, chẳng hạn như rau, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. WHO cũng khuyến cáo tránh tiêu thụ nhiều chất béo, đường và muối, đồng thời hạn chế tiêu thụ thịt đỏ xuống 1-2 lần một tuần và thịt gia cầm từ 2-3 lần một tuần; tiêu thụ không quá 160g thịt mỗi ngày.
Thanh Huyền tổng hợp 

Bài viết liên quan

Tối 14/7: Thêm 829 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 2.934 ca

Ngọc Nga

Chiều 15/4: Thêm 21 ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và 5 địa phương khác

Ngọc Nga

Cảnh giác khi dịch bệnh sốt xuất huyết đến sớm

CDC Hà Nam

Để lại bình luận