Những mũi tiêm chủng thông thường trước đây có thể giúp chống lại COVID-19?

(CDC Hà Nam)
Quan điểm cho rằng những vắc xin thông thường mà chúng ta đã từng tiêm chủng có thể giúp cơ thể chống lại COVID-19 đã tồn tại trong cộng đồng khoa học kể từ những ngày đầu của đại dịch.

Vắc xin là yếu tố then chốt giúp đào tạo hệ miễn dịch của chúng ta chống lại nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Vắc xin cũng kích thích phản ứng miễn dịch “bẩm sinh” là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại những “kẻ xâm lược”.

Đây chính là căn cứ thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu xem liệu những lần tiêm chủng trước đây có thể bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh khác, bao gồm cả COVID-19 hay không.

Vắc xin cũ, phát hiện mới

Quan điểm cho rằng những vắc xin mà chúng ta đã từng tiêm chủng có thể giúp cơ thể chống lại COVID-19 đã tồn tại trong cộng đồng khoa học kể từ những ngày đầu của đại dịch. Cho đến nay, vắc xin sống giảm độc lực- Chẳng hạn như vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR), vắc xin (BCG) ngừa bệnh lao – đã được đưa vào các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.

images5405186_tiem_chung_phuong_phuoc_long

Những mũi tiêm chủng phòng bệnh thông thường có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2

Đối với BCG, vài nghiên cứu đáng tin cậy đã gợi ý rằng vắc xin có thể “tăng cường phản ứng miễn dịch bẩm sinh đối với các bệnh nhiễm trùng tiếp theo” và giảm nhiễm trùng đường hô hấp.

Các nghiên cứu mới hơn đã xem xét các vắc xin bất hoạt, đặc biệt là vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP), để xem liệu các lần tiêm chủng trước đó có giúp giảm các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19 hay không.

Cụ thể là một nghiên cứu năm 2020 đã tìm hiểu vắc xin DTP và vắc xin ngừa viêm màng não B. Kết luận rất đáng chú ý: Khả năng bảo vệ trẻ em chống lại SARS-CoV-2 có thể tăng lên do phản ứng chéo mà những vắc xin này tạo nên. Phản ứng chéo là một cơ chế quan trọng đối với miễn dịch dị hợp, xảy ra khi một mầm bệnh tạo ra phản ứng miễn dịch với một mầm bệnh không liên quan trong tương lai. Khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian, đặc biệt là khi không tiêm phòng nhắc lại. Do đó các nhà nghiên cứu kết luận rằng, điều này có thể giải thích tại sao người lớn tuổi lại nhạy cảm hơn với COVID-19.

Mặc dù bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà do vi khuẩn, còn COVID-19 do vi rút gây ra, nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh được miễn dịch dị hợp.

Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Medical Hypotheses cho thấy, những mũi tiêm phòng uốn ván trước đây có thể góp phần làm giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19.

Phù hợp với giả thuyết đó, một nghiên cứu gần đây đã bổ sung vào nghiên cứu trên và gợi ý rằng những người lớn tuổi đã được tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu hoặc uốn ván trong vòng 10 năm qua có thể giảm nguy cơ mắc COVID- 19 thể nặng.

Các nhà nghiên cứu đã chọn khung thời gian 10 năm dựa trên sự suy yếu của các kháng thể do vắc xin gây ra theo thời gian. Đây cũng là khoảng thời gian mà các chuyên gia khuyên bạn nên tiêm nhắc lại vắc xin.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hồ sơ chủng ngừa và dữ liệu xét nghiệm COVID-19 của 103.049 người tham gia, có tính đến tuổi tác, giới tính, các bệnh cơ bản về đường hô hấp và tình trạng kinh tế xã hội.

Kết quả phân tích cho thấy những người đã được tiêm nhắc lại uốn ván hoặc bạch hầu tỷ lệ bị SARS-CoV-2 dương tính thấp hơn. Quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa tiền sử tiêm vắc xin với khả năng mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng: Những người đã được tiêm nhắc lại uốn ván có 50% nguy cơ phát triển COVID-19 nặng; những người đã được tiêm nhắc lại bệnh bạch hầu có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 54%. Đối với vắc xin ho gà, kết quả cũng không có khác biệt đáng kể.

Điểm mấu chốt

Hệ thống miễn dịch sử dụng một cơ chế phức tạp để bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh khác nhau. Khi đề cập đến khả năng miễn dịch đối với SARS-CoV-2, trí nhớ miễn dịch có sẵn đối với các vi rút hoặc vi khuẩn khác có thể giúp hệ miễn dịch một khởi động tốt.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tác dụng của các mũi tiêm tăng cường ở một mức độ nào đó giúp bảo vệ cơ thể chống lại các triệu chứng nghiêm trọng bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch: “Một cơ chế có thể xảy ra, đó là những vắc-xin này tạo ra khả năng miễn dịch phản ứng chéo, sẵn sàng đáp ứng miễn dịch cho phơi nhiễm SARS-CoV-2, thông qua sự tương đồng về trình tự protein giữa các mầm bệnh.”

Dù thế nào thì quan điểm cho rằng vắc xin thông thường mang đến lợi ích chống lại COVID-19 cũng rất hấp dẫn. Bởi nó nhắc nhở chúng ta rằng, lợi ích của các vắc xin thông thường có thể hơn cả những gì chúng ta mong đợi trong tương lai. Và không chỉ cần tiêm vắc xin COVID-19 càng sớm càng tốt, mà còn đừng quên tiêm nhắc lại các vắc xin thông thường.

fil2033_2

Mũi tiêm uốn ván nhắc lại có thể rất có ích trong đại dịch COVID-19

Phan Hạnh tổng hợp

Bài viết liên quan

Sáng 12/4: 6 người đầu tiên tiêm thử nghiệm mũi 2 vắc xin COVIVAC phòng COVID-19 của Việt Nam

Ngọc Nga

Bộ Y tế: Hơn 1 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm chủng tại Việt Nam

Ngọc Nga

Thị xã Duy Tiên: Tăng cường phòng chống dịch Covid-19

Ngọc Nga

Để lại bình luận