COVID-19:
Tỉnh thành | Hôm nay | Tổng |
---|
TP. HCM | +1535 | 32237 |
Bình Dương | +215 | 2859 |
Đồng Nai | +74 | 903 |
Vĩnh Long | +41 | 379 |
Bến Tre | +30 | 194 |
Phú Yên | +25 | 727 |
Sóc Trăng | +19 | 64 |
Bà Rịa – Vũng Tàu | +17 | 182 |
Quảng Ngãi | +14 | 212 |
Hà Nội | +12 | 437 |
An Giang | +8 | 124 |
Đồng Tháp | +6 | 1326 |
Trà Vinh | +5 | 65 |
Bắc Ninh | +3 | 1720 |
Vĩnh Phúc | +2 | 107 |
Hậu Giang | +2 | 31 |
Lào Cai | +2 | 9 |
Quảng Nam | +2 | 7 |
Thái Bình | +1 | 31 |
Gia Lai | +1 | 15 |
Bắc Giang | 0 | 5702 |
Long An | 0 | 787 |
Tiền Giang | 0 | 762 |
Khánh Hòa | 0 | 498 |
Đà Nẵng | 0 | 440 |
Hưng Yên | 0 | 244 |
Nghệ An | 0 | 158 |
Hà Tĩnh | 0 | 125 |
Lạng Sơn | 0 | 115 |
Tây Ninh | 0 | 107 |
Bệnh viện K TW | 0 | 106 |
Bình Thuận | 0 | 96 |
BV Bệnh Nhiệt đới TW | 0 | 96 |
Cần Thơ | 0 | 83 |
Bình Phước | 0 | 74 |
Điện Biên | 0 | 58 |
Hà Nam | 0 | 58 |
Hải Dương | 0 | 51 |
Kiên Giang | 0 | 45 |
Ninh Thuận | 0 | 35 |
Bình Định | 0 | 31 |
Hải Phòng | 0 | 21 |
Thanh Hóa | 0 | 19 |
Cà Mau | 0 | 19 |
Lâm Đồng | 0 | 18 |
Bạc Liêu | 0 | 12 |
Hòa Bình | 0 | 12 |
Đắk Nông | 0 | 11 |
Huế | 0 | 11 |
Đắk Lắk | 0 | 10 |
Nam Định | 0 | 10 |
Quảng Ninh | 0 | 5 |
Phú Thọ | 0 | 5 |
Bắc Kạn | 0 | 5 |
Ninh Bình | 0 | 4 |
Thái Nguyên | 0 | 3 |
Quảng Trị | 0 | 3 |
Tuyên Quang | 0 | 1 |
Yên Bái | 0 | 1 |
Sơn La | 0 | 1 |
Thủ tướng yêu cầu thống kê nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản 971/TTg-KGVX ngày 18/7/2021 gửi các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc thống kê nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Người từ vùng dịch về Hải Dương phải có giấy xét nghiệm âm tính hoặc tiêm đủ 2 mũi vắc xin
UBND tỉnh Hải Dương nêu rõ, người từ vùng có dịch vào tỉnh và người Hải Dương ở những vùng có dịch trở về phải có đủ một trong hai điều kiện: hoặc tiêm đủ 02 mũi vắc xin phòng COVID-19 (có giấy chứng nhận) hoặc có giấy xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 03 ngày gần nhất kể từ ngày trả kết quả (theo giấy xác nhận).
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong phạm vi cả nước hết sức phức tạp, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam với sự xuất hiện của chủng vi rút SARS-CoV-2 biến thể Delta; nguy cơ vi rút xâm nhập và bùng phát dịch trở lại trên địa bàn tỉnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền, BCĐ phòng chống dịch và các lực lượng chống dịch của các huyện, thị xã, thành phố siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện nghiêm túc, triệt để vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Thủ tướng chỉ đạo thành lập 7 “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống COVID-19
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản về việc thành lập 7 “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. HCM.
Hưng Yên vượt mốc 200 ca COVID-19
13 ca mắc mới COVID-19 vừa ghi nhận ở Hưng Yên đã nâng tổng số mắc ở địa phương này lên 207 ca, tính từ ngày 21/6 đến nay.
Theo thông báo của Bộ Y tế, 13 ca (BN51036-BN51048) ghi nhận tại tỉnh Hưng Yên: là các trường hợp F1 đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Trong số các ca mắc mới có 12 ca ở huyện Yên Mỹ và 1 ca ở xã Minh Hải (Văn Lâm).
Hiện các bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
TP Vinh, Nghệ An thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg từ 0h ngày 19/7
Tỉnh Nghệ An Quyết định để thành phố Vinh dừng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg chuyển sang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 19/CT-TTg từ 0h ngày 19/7.
Ngày 18/7, UBND tỉnh có Quyết định hỏa tốc số 2487/QĐ-UBND tỉnh về việc dừng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, chuyển sang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới đối với địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Hải Dương: Tìm người đến các địa điểm liên quan ca nghi mắc COVID-19
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thông báo tìm người tiếp xúc gần với trường hợp F1, F2 và những người đến địa điểm dịch tễ liên quan đến ca nghi mắc COVID-19.
Hiện nay trên địa bàn huyện Ninh Giang có trường hợp chị Nguyễn Thị Thu Hảo, sinh năm 1997, quê quán: Thôn 3 xã Tân Hương, huyện Ninh Giang có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.
Qua điều tra truy vết, BCĐ phòng chống COVID-19 huyện đề nghị những người tiếp xúc gần hoặc đã đến các điểm dịch tễ sau đây, khẩn trương liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để thực hiện khai báo y tế.
Thêm 7 ca bệnh mới tại Hà Nội, trong đó có 5 người trong một gia đình
Chiều nay, 18/7, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 07 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 nâng tổng số mắc trong ngày lên 37 trường hợp.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, 07 trường hợp mắc mới gồm 05 trường hợp trong cùng một gia đình tại Tân Mai, Hoàng Mai; 01 người về từ TP. Hồ Chí Minh tại Hoài Đức và 01 trường hợp là F1 ở Hoàng Mai.
Cụ thể 05 người trong cùng gia đình tại Tân Mai, Hoàng Mai gồm mẹ là N.T.T.M (sinh năm 1955), có triệu chứng từ ngày 15/7; con gái ruột là T.T.M (sinh năm 1983), có triệu chứng từ ngày 17/7; con của bệnh nhân T.T.M là T.T.T (nam, sinh năm 2009), T.D.T (nam, sinh năm 2012) có triệu chứng từ ngày 17/7; cháu của bệnh nhân T.T.M là H.T.N.S (nam, sinh năm 2013). Đây đều là người trong cùng gia đình gồm 7 người ở cùng địa chỉ.
2 mũi “giáp công” linh hoạt chống dịch COVID-19 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam khi thực hiện Chỉ thị 16
Tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện Chỉ thị 16, cần linh hoạt 2 mũi “giáp công” trong phòng chống dịch COVID-19: Một mũi tập trung lực lượng tại những “vùng đỏ”, có mức độ nguy cơ dịch bệnh COVID-19 rất cao. Mũi còn lại thực hiện tầm soát, sàng lọc kết hợp các biện pháp đồng bộ, giữ chặt “vùng xanh” an toàn…
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp Ban Chỉ đạo sáng 18/7, tại trụ sở Chính phủ.
Thêm nhiều vụ trốn trên thùng xe tải để qua mắt lực lượng chức năng ở chốt kiểm dịch
Liên tiếp nhiều trường hợp trốn trên thùng xe tải để qua mắt chốt kiểm dịch COVID-19 đã bị phát hiện và xử lý.
Ngày 18/7, Công an thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát người, phương tiện tại chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 BOT cầu Bạch Đằng đã phát hiện 5 trường hợp không có giấy xét nghiệm Sars-CoV-2 âm tính. Điều đáng nói, nhiều đối tượng trọng nhóm trước khi qua chốt kiểm dịch đã trốn vào thùng xe tải chở lợn để qua mắt lực lượng chức năng.
Mở hơn 1.000 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu tại TP.HCM
Sở Công thương TP.HCM tổ chức Chương trình doanh nghiệp đồng hành cùng người dân thành phố, mời gọi doanh nghiệp nhiều lĩnh vực khác nhau cùng tham gia kết nối, hình thành chuỗi cung ứng bổ trợ, góp phần thực hiện giải pháp phân phối hàng hóa thực phẩm thiết yếu bình ổn đến người tiêu dùng.
Ngày 17/7, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, để giải quyết điểm nghẽn trong cung ứng hàng hóa liên tục cho người dân thành phố, Sở Công thương tổ chức Chương trình doanh nghiệp đồng hành cùng người dân thành phố, mời gọi doanh nghiệp nhiều lĩnh vực khác nhau cùng tham gia kết nối, hình thành chuỗi cung ứng bổ trợ, góp phần thực hiện giải pháp phân phối hàng hóa thực phẩm thiết yếu bình ổn đến người tiêu dùng.
TP.HCM đưa vào hoạt động bệnh viện Dã chiến số 9
Từ ngày 17/7 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 9 quy mô 5.000 giường đã đi vào hoạt động.
Theo Sở Y tế TP.HCM, để đáp ứng tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhu cầu cấp bách hiện nay là cần bổ sung các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị quy mô phải đủ lớn để tiếp nhận cách ly ngay các trường hợp mới mắc hoặc đang cách ly (F1, F2) chuyển sang F0 (tương ứng tầng 1 của hình tháp).
Tiền Giang: 68 bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị khỏi
68 trường hợp F0 ghi nhận tại tỉnh Tiền Giang đã được điều trị khỏi; riêng ngày 17/7 đã điều trị khỏi cho 16 trường hợp.
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, số liệu ghi nhận đến ngày 17/7 cho thấy tổng số F0 cộng đồng trên địa bàn tỉnh là 1.020 ca; đã điều trị khỏi 68 (16 ca điều trị khỏi ngày 17/7), tử vong 12, chuyển viện 2, đang điều trị 939.
Bình Dương đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến quy mô 1500 giường
Sáng 18/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ công bố và đưa vào sử dụng Bệnh viện dã chiến Bình Dương số 1 với quy mô 1.500 giường.
Theo thông tin từ tỉnh Bình Dương, Bệnh viện dã chiến Bình Dương số 1 có diện tích 22.000 m2 được hoàn thành sau 5 ngày thi công với quy mô 1.500 giường được thiết lập tại Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), đường Hùng Vương, phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một.
Đồng Nai vượt mốc 1.000 ca trong đợt dịch thứ tư
Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, sáng 18/7, Đồng Nai ghi nhận thêm 98 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Như vậy, tổng số ca dương mới trong đợt dịch thứ tư là 1.028 ca. Nhiều nhất là TP. Biên Hòa với 492 ca; kế đến là huyện Vĩnh Cửu có 151ca, chủ yếu liên quan đến công ty Changshin; huyện Nhơn Trạch có 133 ca; huyện Thống Nhất có 111 ca…
Trong số 98 ca dương tính được ghi nhận trong sáng ngày 18/7, TP. Biên Hòa có 43 ca, chủ yếu tại phường Hóa An (13 ca), Tân Biên (12 ca), còn lại rải rác ở các phường Tân Tiến, Tân Phong, Hố Nai…; Huyện Vĩnh Cửu có 32 ca tập trung tại xã Thạnh Phú (27 ca), còn lại rải rác ở các xã khác, các ca dương chủ yếu liên quan đến ổ dịch công ty Changshin; Huyện Trảng Bom 13 ca, tập trung tại xã Bắc Sơn (7 ca), xã Hố Nai 3 (5 ca), trong đó có 4 nhân viên chống dịch của Trạm Y tế; Huyện Nhơn Trạch có 5 ca; Huyện Thống Nhất 2 ca; Huyện Long Thành có 2 ca; TP.Long Khánh có 1 ca.
Chuyên gia Trần Đắc Phu: Thực hiện giãn cách xã hội phải nghiêm, tránh “bên ngoài chặt, bên trong lỏng lẻo”
Trao đổi bên lề cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 18/7, tại Trụ sở Chính phủ, PGS.TS Trần Đắc Phu, Chuyên gia cố vấn ở Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, giải thích lý do việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg (Chỉ thị 16) tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Theo chuyên gia Trần Đắc Phu, việc thực hiện giãn cách xã hội phải dựa theo các mức độ nguy cơ dịch bệnh, nguy cơ ở mức nào thì lựa chọn giãn cách cho phù hợp.
PGS.TS Trần Đắc Phu giải thích, trong chính mỗi địa phương, có những xã, huyện có nguy cơ rất cao nhưng có những vùng có nguy cơ thấp hơn. Do đó, thông qua việc giãn cách này không những để bảo vệ cho các tỉnh khác có nguy cơ thấp hơn trong khu vực mà cũng chính là bảo vệ cho những vùng, những huyện có nguy cơ thấp hơn trong mỗi tỉnh, thành phố.
Bên cạnh đó, tùy tình hình dịch bệnh, đặc điểm kinh tế-xã hội như sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa thiết yếu…, mỗi địa phương có cách triển khai áp dụng Chỉ thị 16 phù hợp, đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả nhưng không ảnh hưởng “không đáng có” tới an sinh xã hội của người dân.
“Khi thực hiện giãn cách xã hội, các địa phương nên lưu ý thực hiện nghiêm nhưng phải tính toán phương án giao thông thông suốt, hạn chế ách tắc và sắp xếp lại phù hợp những loại hình sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, các địa phương phải lưu ý đến vấn đề xe liên tỉnh, liên huyện, không nên đặt ra những quy định không cần thiết, trái với quy định của các cấp có thẩm quyền” -Chuyên gia Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Đồng Tháp: Bệnh nhân COVID-19 sốc nhiễm khuẩn nặng kèm suy đa phủ tạng tạm qua nguy kịch
Tin từ TS. BS Phan Hải Thanh, Trưởng đoàn công tác của BV Trung ương Huế hiện đang có mặt tại tỉnh Đồng Tháp cho biết, kíp thầy thuốc của bệnh viện vừa kịp thời cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị tại BV Phổi Đồng tháp tạm thời qua cơn nguy kich.
Bệnh nhân N.V.P, 59 tuổi, hiện đang được điều trị về COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đồng Tháp bất ngờ diễn biến nặng, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tiếp tục xuất quân vào Bình Dương chống dịch
Sáng ngày 18/7, tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã làm lễ xuất quân cho 207 giảng viên, sinh viên lên đường hỗ trợ tỉnh Bình Dương chống dịch COVID- 19.
Tới dự động viên thầy và trò nhà trường có đại diện lãnh đạo tỉnh, sở y tế và tỉnh đoàn Hải Dương. Tại buổi lễ xuất quân, TTƯT.PGS.TS Đinh Thị Diệu Hằng cho biết, đoàn đợt này gồm 9 giảng viên và 198 sinh viên thuộc các ngành xét nghiệm, y đa khoa, điều dưỡng, kỹ thuật hình ảnh và phục hồi chức năng… đa số đã có kinh nghiêm chống dịch ở tỉnh Hải Dương.
Để chuẩn bị tốt nhất cho đoàn chi viện, trước đó lãnh đạo nhà trường đã làm việc trực tiếp và thông qua kế hoạch với UBND tỉnh, Sở Y tế và CDC tỉnh Bình Dương. Tất cả đoàn đi hỗ trợ chống dịch đã được tiêm phòng vacxin COVID-19 và xét nghiêm âm tính với SARS-CoV-2.
PGS.TS Đinh Thị Diệu Hằng đã động viên, biểu dương và tri ân các thầy cô và sinh viên đã tình nguyện tham gia vào TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam chống dịch; đề nghị đoàn phát huy truyền thống nhà trường đoàn kết tốt, kỷ luật kỷ cương tốt, chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch; thực hành kỹ thuật tốt, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp ứng xử tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Bộ Y tế và nhà trường giao phó.
Nhân dịp này Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hải Dương đã hỗ trợ đoàn 5 triệu đồng và nhà trường hỗ trợ 50 triệu đồng. Trước đó theo sự phân công của Bộ Y tế, trường đã cử 321 giảng viên và sinh viên vào hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh chống dịch.
TP.HCM đang nỗ lực tìm kiếm nguồn hàng hoá
Liên quan đến tình hình khan hiếm một số hàng hoá, nhu yếu phẩm trên địa bàn, trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội; vừa qua, ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, Sở đang nỗ lực liên hệ với các tỉnh thành để tìm kiếm nguồn hàng.
Tại cuộc họp báo tối 16/7, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết, trong những ngày vừa qua, công tác vận chuyển hàng hoá nhu yếu phẩm có nhiều khó khăn. Các cấp, các ngành đã vào cuộc, tuy nhiên, thực tế là các tỉnh thành lân cận TP.HCM cũng đang gặp khó khăn do tình hình dịch bệnh. Không chỉ công tác vận chuyển gặp khó, mà nguồn hàng hoá cũng hạn chế, do người dân không khó khăn trong thu hoạch, sản xuất, thu mua.
Các mặt hàng khan hiếm chủ yếu là lương thực, thực phẩm: rau, củ, trứng gia cầm. Nguyên nhân khan hiếm hàng trong thời gian ngắn hạn vừa qua là người dân có tình trạng mua nhiều, tích trữ hàng hoá.
Hơn 100 giảng viên, sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng lên đường hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM
Trước tình hình dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh vẫn đang diễn biến rất phức tạp, sáng 16/7, Đoàn công tác số 5 do PGS.TS Hà Văn Như làm trưởng đoàn, TS. Dương Hồng Quân và ThS. Nguyễn Duy Tiến làm Phó trưởng đoàn cùng hơn 100 sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng đã tiếp tục lên đường để cùng với ngành y tế địa phương quyết tâm phòng chống dịch.
Hà Nội: 12 trường hợp mắc mới trong đó 2 người trong cùng một gia đình ở Thanh Nhàn, 10 người là các F1
Trưa 18/7, Sở Y tế Hà Nội thông báo ghi nhận 12 ca bệnh COVID-19 mới, trong đó có 2 mẹ con trong một gia đình ở Thanh Nhàn và 10 người khác đều liên quan đên chùm ca bệnh ở chung cư Sunshine.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, 2 trường hợp mới phát hiện cùng 1 gia đình tại Trại Găng, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng. Người mẹ là Đ.T.S, nữ, sinh năm 1959 và con trai là L.H.Q, nam, sinh năm 1988. Trong vòng 1 tháng gần đây cả hai người này không đi đâu bằng xe, thường xuyên ở nhà. Ngày 16/7 có triệu chứng của bệnh, đến ngày 17/7 đi lấy mẫu xét nghiệm dịch vụ tại BV Medlatec cho kết quả dương tỉnh. Hiện tại chưa phát hiện yếu dịch tễ liên quan.
Trong 10 ca bệnh mới được ghi nhận trưa nay tại Hà Nội đều là các F1.
Có 1 gia đình mắc COVID-19 gồm 4 cha con. Cả 04 người đều là F1 của bệnh nhân P.H.M (người vợ trong gia đình). Bệnh nhân N.Q.L (người chồng), sinh năm 1986, và 3 người con N.Q.A (nam, sinh năm 2014); N.T.T.A (nữ, sinh năm 2016); N.T.A (nam, sinh 2019); cùng ở chung cư thuộc Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng. Ngày 17/9 được Trung tâm y tế lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Hai bố và con trong một gia đình khác có người vợ (là bệnh nhân T.T.M.H đã được xác định mắc bệnh trước đó), cũng được ghi nhận dương tính với SARS-CoV-2. Đó là anh P.T.Q, sinh năm 1997 và người con là P.T.P.T, nữ, sinh năm 2000, ở Nguyễn Khoái, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng. Cả 2 trường hợp đều là F1, được Trung tâm y tế Hai Bà Trưng lấy mẫu ngày 17/7 và có kết quả dương tính.
Bệnh nhân thứ 9 được Sở Y tế công bố trưa nay là N.H.G, nam, sinh năm 1985, ở Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng (là F1 của bệnh nhân H.T.T), là nhân viên Phòng Luồng, tuyến hạ tầng thuộc Công ty vận tải Hà Nội tại Nguyễn Công Trứ. Ngày 16/7 bệnh nhân có lên trụ sở công ty tại Lê Thánh Tông để ký thanh toán và có tiếp xúc gần F0 H.T.T. Ngày 17/7 bệnh nhân được xác định là F1, được Trung tâm y tế Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Bệnh nhân thứ 10 là H.H.Y, nữ, sinh năm 1989, ở Phúc Đồng, Long Biên. Bệnh nhân là F1 (làm cùng cơ quan với bệnh nhân T.C.T), tiếp xúc lần cuối ngày 16/7. Ngày 16/7 xuất hiện triệu chứng ngứa họng. Ngày 17/7, bệnh nhân được xác định là F1 nên được lấy mẫu, kết quả dương tỉnh (do CDC Hà Nội thực hiện).
Bệnh nhân thứ 11 là B.X.D, nam, sinh năm 1990, ở Văn Chương, Đống Đa, bệnh nhân là F1, cả nhà có 6 người đều có xét nghiệm dương tính. Ngày 17/7 được Trung tâm y tế Đống Đa lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Bệnh nhân thứ 12 là Đ.T.A, nữ, sinh năm 1976, ở Chương Dương, Hoàn Kiếm, bệnh nhân là F1 và chủ cửa hàng vàng bạc tại phố Hàng Mắm (nơi có F0 N.T.P bán hàng).
Như vậy tính từ sáng đến 12h trưa nay, Hà Nội ghi nhận thêm 30 ca COVID-19 mới.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam sử dụng sinh phẩm chẩn đoán ở mức cao hơn nhiều, tăng thêm 10 triệu test
Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Đợt dịch COVID-19 lần này, Việt Nam sử dụng sinh phẩm chẩn đoán ở mức cao hơn nhiều, tăng thêm 10 triệu test, so với đợt dịch trước là 2 triệu test.
Sáng 18/7, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đánh giá, dịch bệnh trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực; đã xuất hiện các biến chủng mới được cảnh báo nguy hiểm hơn; nguy cơ bùng phát dịch là hiện hữu, kể cả tại các quốc gia đã đạt được độ bao phủ tiêm chủng cao.
Tại Việt Nam, đợt dịch này với biến chủng Delta có khả năng lây lan rất nhanh, đã được ghi nhận tại 58/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Nam đang có diễn biến phức tạp với số mắc liên tục gia tăng do dịch bệnh đã lây lan ra cộng đồng, với các chuỗi lây nhiễm, ổ dịch chưa xác định được nguồn lây, nhiều người đã di chuyển đi/đến TP Hồ Chí Minh trong thời gian trước đó, có thể mang mầm bệnh nhưng chưa được phát hiện.
Hà Tĩnh đã có 51 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh
2 bệnh nhân cuối cùng điều trị tại Bệnh viện ĐK Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vừa được công bố khỏi bệnh, đưa tổng số bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện của tỉnh Hà Tĩnh lên 51 bệnh nhân.
Bùi Anh Đức Tổng hợp