Biến thể Delta làm tăng ca bệnh tại vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp

(CDC Hà Nam)
Các chuyên gia Hoa Kỳ cho biết, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, nhanh chóng lan rộng ở nước này. Họ kêu gọi sự cần thiết phải đeo khẩu trang bất kể tình trạng tiêm chủng trong cộng đồng đến đâu.
Biến thể Delta nguy hiểm như thế nào?

Chủng virus B.1.167.2 lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ có liên quan đến đợt sóng COVID-19 thứ hai tại đất nước này, ước tính lây lan dễ dàng hơn 40 – 60% so với biến thể Alpha.

Tiến sĩ Ravina Kullar, chuyên gia về bệnh Truyền nhiễm, nhà Dịch tễ học và là Giảng viên tại Trường Y David Geffen, UCLA cho biết: “Có vẻ như biến thể Delta lây lan nhanh và nguy hiểm hơn, bởi một số đột biến giúp nó có khả năng vượt trội hơn hệ thống miễn dịch của chúng ta và mang lại lợi thế so với các chủng khác”.

Tiến sĩ Kullar ghi nhận 4 trong số ít nhất 13 đột biến nằm trong gen mã hóa cho protein đột biến của virus (D614G, T478K, L452R, P681R), làm dấy lên mối lo ngại về việc “thoát” vắc xin và lây lan virus cao hơn. Tuy nhiên, ông Kullar đã trích dẫn một nghiên cứu ở Anh, cho thấy hai liều vắc xin Pfizer và AstraZenaca có hiệu quả cao (tương ứng 96%).

Những người chưa được tiêm chủng có nguy cơ gia tăng tỷ lệ nhập viện và diễn tiến nặng sau khi nhiễm bệnh. Theo tiến sĩ Aaron E.Glatt, Trưởng khoa bệnh Truyền nhiễm, nhà Dịch tễ học Bệnh viện Mount Sinai South Nassau, các đột biến khiến kháng thể của con người ít thành công hơn trong việc tấn công virus, dẫn đến khả năng lây nhiễm của nó tăng lên. Cụ thể hơn, một đột biến cho phép virus liên kết chặt chẽ hơn với các tế bào trong đường hô hấp của con người, dẫn đến nhiễm trùng nhiều hơn, tải lượng virus cao hơn ở người bệnh so với chủng ban đầu. Trong khi một đột biến khác lại làm suy yếu khả năng đáp ứng của hệ thống miễn dịch.

Tiến sĩ Janko Nikolich-Zugich, Giáo sư và là Chủ nhiệm Khoa Sinh học miễn dịch của Đại học Y Arizona cho biết: “Tổng hợp lại, các đột biến cho phép biến thể Delta lây lan nhanh hơn và nhiễm trùng nặng hơn. Điều quan trọng là tất cả các liều khuyến cáo của vắc xin được phê duyệt dường như có khả năng bảo vệ tốt trong việc chống lại Delta. Những người không được chủng ngừa có thể sẽ trải qua một đợt bệnh nặng, thậm chí tử vong”.

Sự cần thiết của việc tiêm phòng

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta nhấn mạnh tính cần thiết của việc phải tiêm phòng. Ước tính, mức độ gia tăng của chủng Delta đã gấp đôi trong vòng 2 tuần. “Khi SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan, nó sẽ tiếp tục mắc lỗi sao chép và tạo nên các biến thể. Nếu chúng ta không làm chậm sự lây lan của nó thì “cuộc chạy đua các biến thể” sẽ vẫn tiếp tục. Kết quả là xuất hiện nhiều biến thể lây nhiễm hơn và ngày càng có nhiều người nhiễm hơn”. Theo Tiến sĩ Stuart C.Ray, Giáo sư Y khoa và Ung thư tại Trường Y Johns Hopkins.

Nhiều báo cáo cũng đã ghi nhận biến thể mới gọi là Delta Plus, được mô tả như “con đẻ” của biến thể Delta, chứa một đột biến khác với protein đột biến, K417N.

Delta Plus làm tăng khả năng lây truyền, gắn kết mạnh mẽ hơn với các thụ thể của tế bào phổi, làm giảm tiềm năng hiệu quả của các kháng thể đơn dòng. Nó có khác biệt gì với Delta về khả năng truyền tải thì vẫn chưa được xác định. Hiện tại, biến thể Delta vẫn là nguyên nhân chính khiến các ca bệnh gia tăng tại những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp của Hoa Kỳ”.

Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổng hợp

Bài viết liên quan

Khi bố mẹ vắng nhà đi chống dịch

Ngọc Nga

Cả nước có 79 bệnh nhân COVID-19 tiên lượng rất nặng, 9 ca đang can thiệp ECMO

Ngọc Nga

BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh họp trực tuyến: Tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Hà Nam đang ở cấp độ III

Ngọc Nga

Để lại bình luận