Tập huấn thực hành truy vết người tiếp xúc với người dương tính với SARS-Cov-2

(CDC Hà Nam)

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đêm 29/4, đoàn công tác của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chức tập huấn hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-Cov-2 dương tính cho lực lượng công an và nhân viên y tế tỉnh Hà Nam. Dự buổi tập huấn có đồng chí Trương Quốc Huy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh; Nguyễn Quốc Hùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh.

Tại buổi tập huấn, các cán bộ, chiến sỹ, cán bộ, nhân viên bệnh xá công an tỉnh, nhân viên y tế tỉnh đã nghe PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương truyền đạt cách truy vết, phát hiện người tiếp xúc với người có xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2. Trong đó, đề cập cụ thể các nội dung về: Mốc thời gian điều tra dịch tễ cần nhớ (Điều tra xem bệnh nhân có thể đã làm lây bệnh cho những ai- Tức truy vết tiếp xúc F1?); Mốc thời gian điều tra truy vết F1 (Điều tra xem bệnh nhân bị lây bệnh từ ai và từ đâu?  – Điều tra tìm nguồn lây); Sơ đồ tóm tắt mốc thời gian điều tra dịch tễ cần nhớ (Thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh, lây truyền…); Xác định ngày khởi phát của bệnh nhân COVID-19 (Triệu chứng, biểu hiện của bệnh nhân, thời gian bắt đầu có triệu chứng); Xác định khoảng thời gian cần truy vết. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc khi thực hiện truy vết.

PGS.TS Trần Như Dương nhấn mạnh 5 bước truy vết F1 gồm: Xác định các mốc dịch tễ, thông báo các mốc dịch tễ, triển khai truy vết F1, hoàn thiện danh sách F1 và tổ chức cách ly. Đồng thời cho rằng: Thần tốc và triệt để, không được để sót người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính. Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, huyện, xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan huy động tối đa mọi nguồn lực đảm bảo cho công tác truy vết nhanh, hiệu quả.

Cũng tại buổi tập huấn, Tiến sỹ, Bác sỹ Ngũ Duy Nghĩa, Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng trao đổi thông tin với F0 để truy vết F1; xây dựng biểu mẫu danh sách các mốc dịch tễ đối với F1 và F2.

Buổi tập huấn là dịp trao đổi về phương pháp, cách làm và bổ sung kinh nghiệm thực tiễn nhằm giúp lực lượng Công an thực hiện hiệu quả hơn nữa trong việc phối hợp với các ngành chức năng phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo hanamtv.vn

Bài viết liên quan

Miễn dịch COVID-19 kéo dài bao lâu ở người lớn tuổi?

Ngọc Nga

Ca tử vong 75 liên quan đến COVID-19 là bệnh nhân nam 80 tuổi ở TP Hồ Chí Minh

Ngọc Nga

Hoàn tất 1.000 mũi đầu tiên thử nghiệm giai đoạn 3 vắc xin COVID-19 Nano Covax

Ngọc Nga

Để lại bình luận