Sự thay đổi này tạo thêm động lực cho người Mỹ đi tiêm chủng. Có lẽ đây là một trong những điều mà mọi người đang mong đợi trong nỗ lực trở lại bình thường, nhưng việc này có thể chưa phải là cách tiếp cận phù hợp cho tất cả các quốc gia. Do trẻ em chưa được tiêm chủng và ở nhiều quốc gia tiếp tục thực hiện việc đeo khẩu trang ngay cả ở những người lớn đã được tiêm chủng có thể rất quan trọng.
CDC Mỹ giải thích cho quyết định của họ phần lớn dựa trên một nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân viên y tế tại Bệnh viện St. Jude’s ở Memphis, Tennessee được tiêm hai liều vắc-xin Pfizer ít bị nhiễm trùng không triệu chứng hơn 75%. Điều này có nghĩa là nếu mọi người đã được chủng ngừa và họ không có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào, họ sẽ ít có khả năng lây lan COVID-19.
Một số biến thể mới của SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn so với năm ngoái.Tuy nhiên, mối lo ngại là những biến chủng mới như ở Nam Phi, cho đến nay vẫn chưa được lưu hành rộng rãi ở Hoa Kỳ thì có phải loại vắc-xin nào cũng đạt hiệu quả?
Ngoài ra, một số biến thể mới của SARS-CoV-2 dường như cũng ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn so với năm ngoái, do trẻ em chưa được tiêm chủng và ở nhiều quốc gia, trẻ nhỏ không phải đeo khẩu trang. Do đó tiếp tục bắt buộc đeo khẩu trang ngay cả ở người lớn được tiêm chủng là cần thiết.
Ở nhiều khu vực có thể dễ dàng hơn trong việc dỡ bỏ các hạn chế về khẩu trang cho tất cả mọi người tùy thuộc vào mức độ tiêm chủng và nguy cơ COVID-19 trong dân số. Nhưng điều đáng lo ngại là việc xác nhận xem ai đó không đeo khẩu trang có thực sự đã được tiêm chủng chưa hay do họ không còn muốn đeo nữa là khó phân biệt.
Chuyên gia dịch tễ học hàng đầu tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, ông Ngô Tôn Hữu thì khuyên mọi người nên tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả khi đã được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Ngô Tôn Hữu cho biết, tiêm chủng là một phương pháp sinh học để ngăn ngừa bệnh, trong khi khẩu trang và giãn cách xã hội là các biện pháp y tế công cộng nhằm mục đích phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Hai phương diện này tương thích lẫn nhau, không phải loại trừ nhau, ông Ngô cho biết và chỉ rõ trước khi thiết lập khả năng miễn dịch cộng đồng chống lại virus, thì vẫn cần đeo khẩu trang. Cũng có những lo ngại rằng đeo khẩu trang trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, nhưng theo ông: “Đeo khẩu trang chỉ mang lại điều tốt cho cá nhân, cho gia đình và cho xã hội”.
Trọng Đoàn tổng hợp