COVID-19:
Tỉnh thành | Hôm nay | Tổng |
---|
TP. HCM | +603 | 19405 |
Đồng Nai | +72 | 443 |
Đồng Tháp | +36 | 818 |
Phú Yên | +18 | 542 |
Khánh Hòa | +18 | 277 |
Bà Rịa – Vũng Tàu | +17 | 101 |
Hà Nội | +11 | 355 |
Hưng Yên | +10 | 191 |
An Giang | +8 | 104 |
Ninh Thuận | +7 | 17 |
Đắk Nông | +1 | 4 |
Bắc Giang | 0 | 5696 |
Bình Dương | 0 | 1887 |
Bắc Ninh | 0 | 1699 |
Tiền Giang | 0 | 585 |
Long An | 0 | 523 |
Đà Nẵng | 0 | 289 |
Vĩnh Long | 0 | 192 |
Quảng Ngãi | 0 | 183 |
Nghệ An | 0 | 137 |
Hà Tĩnh | 0 | 125 |
Lạng Sơn | 0 | 113 |
Bệnh viện K TW | 0 | 106 |
Vĩnh Phúc | 0 | 102 |
BV Bệnh Nhiệt đới TW | 0 | 96 |
Bến Tre | 0 | 68 |
Điện Biên | 0 | 58 |
Hà Nam | 0 | 51 |
Hải Dương | 0 | 51 |
Trà Vinh | 0 | 40 |
Tây Ninh | 0 | 32 |
Sóc Trăng | 0 | 31 |
Bình Phước | 0 | 31 |
Thái Bình | 0 | 30 |
Bình Thuận | 0 | 28 |
Hậu Giang | 0 | 22 |
Bình Định | 0 | 22 |
Cần Thơ | 0 | 21 |
Kiên Giang | 0 | 18 |
Thanh Hóa | 0 | 18 |
Hải Phòng | 0 | 17 |
Cà Mau | 0 | 16 |
Lâm Đồng | 0 | 13 |
Hòa Bình | 0 | 12 |
Bạc Liêu | 0 | 12 |
Huế | 0 | 10 |
Nam Định | 0 | 10 |
Gia Lai | 0 | 8 |
Đắk Lắk | 0 | 7 |
Lào Cai | 0 | 6 |
Quảng Nam | 0 | 5 |
Quảng Ninh | 0 | 5 |
Bắc Kạn | 0 | 5 |
Phú Thọ | 0 | 5 |
Ninh Bình | 0 | 4 |
Quảng Trị | 0 | 3 |
Thái Nguyên | 0 | 3 |
Yên Bái | 0 | 1 |
Tuyên Quang | 0 | 1 |
Sơn La | 0 | 1 |
Thêm 3 ca tử vong do COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và Long An
Tối 14/7, Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo 3 ca tử vong do COVID-19 số 136-138 ở TP. Hồ Chí Minh và Long An.
Việt Nam ghi nhận 2.934 ca mắc mới trong 24 giờ
Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 14/7 cho biết:
Tình hình xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng:
– Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.204.503 xét nghiệm cho 10.722.979 lượt người.
– Số ca đang điều trị âm tính với SARS-CoV-2:
+ Lần 1: 307
+ Lần 2: 114
+ Lần 3: 81
– Tổng số ca tử vong trong ngày: 03 ca.
– Trong ngày có 71 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.624 ca.
– Tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.079.066 liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó:
+ Số người đã được tiêm 1 mũi là 3.795.182 người.
+ Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: 283.884 người.
Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:
Tính từ 12h30 đến 18h30 ngày 14/7 có 829 ca mắc mới (BN36606-37434):
+ 06 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thanh Hóa (3), Quảng Nam (2), Hà Nội (1).
+ 823 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (592), Bình Dương (73), Đồng Tháp (42), Đồng Nai (38), Đà Nẵng (15), Sóc Trăng (12), Bình Thuận (9), Kiên Giang (9), Cần Thơ (8 ), Phú Yên (6), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (4), Nghệ An (3), Trà Vinh (2), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1), Bắc Giang (1), Bắc Ninh (1), Lạng Sơn (1), Bình Phước (1); trong đó 726 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
– Trong ngày 14/7, Việt Nam ghi nhận 2.934 ca mắc mới:
+ 10 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bình Định (4), Thanh Hóa (3), Quảng Nam (2), Hà Nội (1).
+ 2.924 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2229), Đồng Tháp (133), Đồng Nai (118), Tiền Giang (115), Bình Dương (73), Bến Tre (46), Khánh Hòa (44), Phú Yên (32), Bà Rịa – Vũng Tàu (19), Vĩnh Long (17), Đà Nẵng (15), Sóc Trăng (13), Kiên Giang (11), Bình Thuận (9), Cần Thơ (8 ), Hà Nội (5), Ninh Thuận (4), Tây Ninh (4), Nghệ An (4), Quảng Ngãi (4), Huế (3), Bắc Ninh (3), Bắc Giang (3), An Giang (2), Trà Vinh (2), Bình Định (1), Vĩnh Phúc (1), Lào Cai (1), Lâm Đồng (1), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1), Lạng Sơn (1), Bình Phước (1); trong đó 2.509 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Tính đến 12h30 ngày 14/7:
– Việt Nam có tổng cộng 35.479 ca ghi nhận trong nước và 1.955 ca nhập cảnh.
– Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 33.909 ca, trong đó có 6.850 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
– Có 11 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình.
– Có 07 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đắk Nông, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai.
Hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới
Ngày 14/7, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3416/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới. Đây là lần hướng dẫn thứ 6 về công tác này kể từ khi dịch xuất hiện ở nước ta với nhiều điểm điều chỉnh phù hợp với thực tế diễn biến dịch và tình hình điều trị COVID-19.
Các cơ sở y tế luôn lỗ lực điều trị bệnh nhân COVID-19
Hà Nội thêm 4 bệnh nhân COVID-19 trong đó có bé 1 tuổi tại quận Hoàng Mai
Chiều 14/7, Sở Y tế TP Hà Nội cho biết, Hà Nội ghi nhận thêm 4 bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 thuộc chùm ca bệnh công ty SEI (KCN Bắc Thăng Long) và quận Hoàng Mai. Trong đó có trường hợp bé gái 1 tuổi tại quận Hoàng Mai dương tính.
Australia sẽ hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
Chiều 14/7, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam ra thông cáo báo chí về việc Australia sẽ hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu liều vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Hỗ trợ này nằm trong cam kết của Australia về việc chia sẻ ít nhất 20 triệu liều vắc xin với các nước láng giềng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương từ nay cho tới giữa năm 2022.
Pfizer cam kết cung ứng bổ sung 20 triệu liều vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 12-18 tuổi
Tại cuộc làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sáng 14/7, phía Pfizer cam kết đảm bảo cung ứng 20 triệu liều vắc xin COVID-19 Pfizer trong quý IV/2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng.
Sáng ngày 14/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc làm việc trực tuyến với ông John Paul Pullicino- Tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam.
Tại cuộc họp, Bộ Y tế đã thoả thuận, đàm phán ban đầu với Pfizer về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ em từ 12 -18 tuổi. Việt Nam hiện có khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này.
Hậu Giang cần sẵn sàng”4 tại chỗ” để tránh bị động khi dịch xảy ra trên quy mô rộng
Tiếp tục chương trình làm việc ở Hậu Giang, sáng 14/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hậu Giang.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh hiện nay, tỉnh Hậu Giang có thể sẽ tiếp tục ghi nhận các ca mắc COVID-19. Do đó, ngay từ bây giờ tỉnh cần chuẩn bị ngay “4 tại chỗ” trên toàn tuyến để sẵn sàng vào cuộc chống dịch, tránh bị động khi ca bệnh gia tăng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra khu vực giãn cách phòng chống dịch của xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Đồng Nai cần sẵn sàng chuẩn bị đối phó với tình huống dịch xấu nhất
Sáng 14/7/2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế Đồng Nai về việc triển khai 100 giường điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Đồng Nai.
Góp ý với ngành y tế Đồng Nai, các thành viên đoàn công tác Bộ Y tế đề nghị toàn bộ công tác hậu cần ở các khu cách ly, khu điều trị bệnh nhân COVID-19 cần do Quân đội phụ trách để y tế tập trung lo chuyên môn. Đồng thời huy động xã hội hóa để mua máy móc, trang thiết bị; đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế; đẩy nhanh, mạnh hơn nữa công tác truy vết, xét nghiệm…
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế và đoàn công tác nghe Giám đốc BVĐK tỉnh Đồng Nai báo cáo công tác chuẩn bị thiết lập đơn vị điều trị tích cực
Bộ Y tế đã phân bổ 11 đợt vắc xin phòng COVID-19 với tổng số hơn 8,1 triệu liều
Trưa 14/7, Bộ Y tế cho biết: Thực hiện chủ trương, chiến lược vắc xin của Chỉnh phủ, ngay từ năm 2020, Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận các nguồn vắc xin nhập khẩu và thúc đẩy sản xuất trong nước. Đến nay, dự kiến sẽ có khoảng 124 triệu liều từ các nguồn khác nhau được cam kết cung ứng cho Việt Nam cho tới cuối năm 2021 từ nguồn hỗ trợ của Chương trình Giải pháp tiếp cận vắc xin phòng COVID-19 toàn cầu (COVAX Facility) (38,9 triệu liều); Bộ Y tế đàm phán trực tiếp mua vắc xin của Pfizer/BioNTech (31 triệu liều); mua vắc xin của AstraZeneca (AZ) (30 triệu liều); Tập đoàn T&T mua 40 triệu liều vắc xin Sputnik-V của CHLB Nga và sẽ hỗ trợ miễn phí 20 triệu liều cho Bộ Y tế; Vắc xin do Chính phủ Nga, Trung quốc, Nhật Bản, Đại sứ quán các nước… hỗ trợ (khoảng 3,5 triệu liều).
Tuy nhiên, do nguồn cung vắc xin khan hiếm trên toàn thế giới, nên 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam mới nhận được 3.865.520 liều vắc xin. Tháng 7 dự kiến sẽ tiếp nhận 8.867.370 liều vắc xin.
Thông tin TP.HCM giới nghiêm, ngừng tất cả các ngành nghề là không đúng
Thông tin “Từ 0 giờ ngày 15/7, TP.HCM sẽ giới nghiêm người dân, ngưng tất cả các ngành nghề, cấm người dân di chuyển ra ngoài và kêu gọi người dân mua trữ lương thực”, và thông tin “lãnh đạo UBND TPHCM dương tính với SARS-CoV2” lan truyền trên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật.
Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TP. HCM Dương Anh Đức. Ông Dương Anh Đức khẳng định những thông tin trên là bịa đặt, gây hoang mang dư luận.
COVID-19 “lan” đến huyện miền núi, Nghệ An khẩn trương chống dịch
Sáng 14/7, lãnh đạo ngành y tế Nghệ An cho biết 3 trường hợp trong một gia đình ở bản Chằm Puông, xã Lượng Minh, Tương Dương (Nghệ An) nhiễm COVID-19 đã được cách ly, điều trị. Hiện tại, vẫn chưa xác định được nguồn lây của 3 bệnh nhân này.
Lực lượng y tế tiến hành điều tra truy vết, lấy mẫu xét nghiệm
TP. Hồ Chí Minh có thêm 3 ca tử vong do COVID-19.
Chiều 14/7, Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo 3 ca tử vong do COVID-19 số 133-135 đều ở TP Hồ Chí Minh.
Bản tin dịch COVID-19 trưa 14/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 1.196 ca mắc COVID-19
Tình hình xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng:
– Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.117.627 xét nghiệm cho 10.338.948 lượt người.
– Số ca đang điều trị âm tính với SARS-CoV-2:
+ Lần 1: 307
+ Lần 2: 114
+ Lần 3: 81
– Tổng số ca tử vong trong ngày 13/7: 07 ca.
– Tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.553 ca.
– Tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.079.066 liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó:
+ Số người đã được tiêm 1 mũi là 3.795.182 người.
+ Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: 283.884 người.
Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:
Tính từ 6h đến 12h30 ngày 14/7 có 1.196 ca mắc mới (BN35410-36605):
+ 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
+ 1.196 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (971), Tiền Giang (115), Đồng Tháp (91), Phú Yên (8 ), Bến Tre (3), Bắc Giang (2), Huế (1), Vĩnh Phúc (1), Lào Cai (1), Lâm Đồng (1), Nghệ An (1), Hà Nội (1); trong đó 1.095 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Tính đến 12h30 ngày 14/7:
– Việt Nam có tổng cộng 34.656 ca ghi nhận trong nước và 1.949 ca nhập cảnh.
– Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 33.086 ca, trong đó có 6.779 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Hà Nội ghi nhận thêm 9 ca mắc COVID-19 mới, đều là các trường hợp đã được cách ly
Sở Y tế Hà Nội thông tin về 9 ca mắc COVID-19 mới, đây là các F1 hoặc liên quan tới các chùm ca bệnh trước đó, nên đều đã được cách ly tập trung.
Như vậy tính đến nay, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4, từ ngày 27/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 342 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 185 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 157 ca.
Bộ Y tế thông tin về việc tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19 khác loại
Ngày 14/7/2021, GS.TS. Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã bắt đầu triển khai từ ngày 10/7/2021 với mục tiêu trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết tháng 4 năm 2022.
Tại Việt Nam, cho đến ngày 14/7/2021, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 4 triệu, trong đó số người được tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca là trên 3,7 triệu người, số người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca là hơn 280 nghìn người.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và của các nhà sản xuất thì tốt nhất là mỗi người cần tiêm đủ liều của cùng 1 loại vắc xin phòng COVID-19.
Tuy nhiên, căn cứ số lượng vắc xin được cung ứng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cho các địa phương như sau: “trường hợp số lượng vắc xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý”. Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng.
Thừa Thiên Huế xuất quân chi viện TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch COVID-19
Sáng nay (14/7), Đoàn công tác gồm 127 cán bộ, nhân viên, lực lượng y bác sĩ, sinh viên tình nguyện của tỉnh Thừa Thiên Huế đã lên đường hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch COVID-19.
Phát biểu tại lễ xuất quân, Trưởng đoàn công tác – ông Phan Hải Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Quốc tế – Bệnh viện Trung ương Huế hứa sẽ nỗ lực hết mình, quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ được giao, góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Bộ Y tế hướng dẫn quản lý điều trị F0 tại nhà, giảm thời gian cách ly chuyên gia nhập cảnh và F1 xuống 14 ngày
Ngày 14/7, Bộ Y tế đã có văn bản số 5599/BYT- MT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.
Theo đó căn cứ thực tiễn, tham khảo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam, để đáp ứng công tác phòng, chống dịch COVID-19 kịp thời, hiệu quả, Bộ Y tế hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thời gian cách ly y tế, thí điểm cách ly y tế tại nhà cho đối tượng tiếp xúc gần với ca bệnh (F1) và quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19 (F0).
Giảm thời gian cách ly y tế từ 21 ngày xuống 14 ngày cho các đối tượng F1 và người nhập cảnh (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và các trường hợp nhập cảnh cách ly theo quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế), tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày tiếp theo.
TP.HCM sẽ triển khai đội cấp cứu đến tại nhà
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng, ngành Y tế TP đang tập trung công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 bởi số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng cao mỗi ngày. Tuy nhiên, công tác chăm sóc, khám và điều trị cho các bệnh khác cũng vẫn được quan tâm.
Tại TPHCM có 40 – 60% bệnh nhân ngoại tỉnh đến TP điều trị nội trú và ngoại trú, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã làm giảm số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Trong điều kiện diễn biến dịch bệnh phức tạp, ngành Y tế triển khai các tổ, đội cấp cứu đến tại nhà để đảm bảo dịch vụ y tế kịp thời cho người dân.
Hơn 1.000 cán bộ nhân viên tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được tiêm vắc xin
Hơn 1.000 cán bộ nhân viên tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam vừa được tiêm vắc xin phòng COVID-19, đợt tiêm chủng này có hơn 100 người nước ngoài.
Chương trình tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho hơn 1.000 cán bộ nhân viên tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam do Bệnh viện Phổi Trung ương thực hiện. Chương trình do Bệnh viện Phổi Trung ương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp với Bộ Y tế tổ chức.
Tầm soát trước tiêm vắc xin phòng COVID-19
208/666 ca mắc mới ở TP.HCM đang điều tra dịch tễ
Tính từ 18 giờ ngày 13/7 đến 6 giờ ngày 14/7, TP.HCM ghi nhận thêm 666 trường hợp nhiễm mới, trong đó 458 trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa, 208 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
Thống kê từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, Thành phố đã có hơn 17.200 trường hợp mắc COVID-19.