- Thế nào là tăng huyết áp?
Tăng huyết áp là khi huyết áp thường xuyên tăng hơn mức bình thường, cả lúc tim co bóp cũng như lúc tim giãn ra. Huyết áp được xem là tăng khi:
Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc
Huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Biến chứng cảu tăng huyết áp
– Tai biến mạch máu não.
– Suy tim, nhồi máu cơ tim.
– Phình tách thành động mạch.
– Giảm thị lực, mù lòa.
– Suy thận.
- Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
– Ăn mặn.
– Hút thuốc lá, thuốc lào.
– Đái tháo đường
– Rối loạn lipid máu.
– Thừa cân, béo phì.
– Uống nhiều rượu, bia.
– Ít vận động thể lực.
– Có nhiều căng thẳng lo âu quá mức.
– Tuổi cao.
– Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.
- Điều trị tăng huyết áp
– Mục tiêu:
+ Đưa huyết áp về chỉ số bình thường (<140/90 mmHg). Nếu có đái tháo đường hay bệnh thận mãn tính thì số huyết áp phải < 130/80 mmHg.
+ Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
+ Ngăn ngừa lâu dài các biến chứng.
– Điều trị tăng huyết áp:
+ Điều trị tăng huyết áp cần thực hiện liên tục và lâu dài.
+ Cần phối hợp chặt chẽ việc điều chỉnh lối sống với việc dùng thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp
Huyết áp | Huyết áp tâm thu
(mmHg) |
Huyết áp tâm trương
(mmHg) |
|
Tối ưu | < 120 | và | <80 |
Bình thường | < 130 | và | <85 |
Bình thường cao | 130 – 139 | và | <85 |
Tăng huyết áp | |||
Độ I | 140 – 159 | và/hoặc | 90 – 90 |
Độ II | 160 – 179 | và/hoặc | 100 – 109 |
Độ III | ≤ 180 | và/hoặc | ≤110 |
- Theo dõi tăng huyết áp tại nhà
– Bệnh nhân cần biết cách đo tăng huyết áp đúng theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
– Bệnh nhân nên được đo huyết áp mỗi ngày một lần và ghi vào sổ theo dõi.
- Phòng, chống tăng huyết áp
– Thực hiện lối sống lành mạnh.
– Hàng ngày tập thể dục, đi bộ 30 đến 45 phút.
– Ăn nhạt.
– Hạn chế ăn mỡ động vật và thức ăn chứa nhiều Cholesterol.
– Hạn chế uống rượu, bia.
– Không hút thuốc lá, thuốc lào.
– Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.