Ô nhiễm nguồn nước tác động tiêu cực tới sức khỏe con người

(CDC Hà Nam)

Cứ mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người chết do các bệnh liên quan đến vi sinh vật. Gây ra nhiều bệnh dịch, như dịch tả, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan,… Mà ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Ô nhiễm nguôn nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại. Như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,… tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm nguồn nước?

Nguyên nhân tự nhiên

Ô nhiễm nguồn nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Khi cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Ô nhiễm nước còn có thể do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…). Tuy nhiên, nguyên nhân này không thường xuyên. Không phải là nguyên nhân chính, gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

Nguyên nhân nhân tạo

Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội hiện nay, dù việc xâm hại môi trường một cách vô ý hay cố tình. Thì nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước chính là con người. Tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước đến mức báo động đỏ như hiện nay.

Công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra ở rất nhiều đất nước trên thế giới. Cùng với đó, sự gia tăng dân số đang gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn đông dân, chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước.

Theo đó, ở khu vực nông thông cũng phát sinh ra hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó có tới 80% khối lượng rác thải, vỏ bao thuốc trừ sâu không được thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Xả trực tiếp ra ao hồ, sông biển,… khiến nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.

Ô nhiễm nguồn nước tác động tiêu cực tới sức khỏe con người

Con người bị nhiễm độc

Nước ô nhiễm chứa hàm lượng kim loại nặng cao. Mặc dù các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người. Tuy nhiên, với hàm lượng cao, nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người. Nó gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn, nó chính là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Nơi làng mạc có tỉ lệ người mắc ung thư cao hơn mặt bằng chung.

Kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (hg), asen (as)… Các ion kim loại này được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Gây ra bệnh tật cho con người.

Nguồn nước bị nhiễm các hợp chất vô cơ

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp. Bao gồm các chất nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường rất độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.

Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden (666), endrin, parathion, sevin, bassa,… Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bị nghi ngờ là gây ung thư.

Vi khuẩn có trong nước thải

Nước bị ô nhiễm có một phần nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật. Do vi khuẩn có hại có trong nước mà không được qua quá trình xử lý. Sẽ quay ngược trở lại tác động lên con người. Nó làm con người mắc các bệnh như tả, ung thư da, thương hàn và bại liệt.

Bảo vệ nguồn nước như thế nào?

Đầu tiên, phải cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh cho con người. Bên cạnh đó, phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của con người, cộng đồng bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm. Buộc tất cả mọi doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản suất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường.

Mậu Ngọ

Bài viết liên quan

Vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn trong trường học

hanh phan

Nước sạch và vấn đề an ninh nguồn nước khu vực nông thôn

Ngọc Nga

Kế hoạch triển khai chiến dịch bổ sung VitaminA liều cao đợt II năm 2018

CDC Hà Nam