Sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch

(CDC Hà Nam)

Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng bởi vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống con người. Con người sẽ không có sức khỏe và hạnh phúc nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Phải sử dụng nước sạch để phòng được các bệnh như: Tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan, các bệnh về mắt các bệnh về da, bệnh phụ khoa. Vì vậy để đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường mọi người, mọi người cần biết sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch.

 Không đi chân đất. Sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch

 Nước ô nhiễm là nguồn lây truyền các loại bệnh như: tả, lỵ, thương hàn.

 Tất cả các nguồn nước tự nhiên (nước giếng, nước mưa, nước ao hồ…) đều có chứa mầm bệnh do những nguồn nước này bị ô nhiễm dưới nhiều hình thức khác nhau.

Giếng gần hố xí, chuồng gia súc, gia súc thả rông xung quanh sẽ bị ô nhiễm.

Các nguồn nước khác cũng sẽ bị ô nhiễm nếu: Ở gần hoặc thông với hệ thống mương rãnh thoát nước thải, nước từ hố xí…, Vứt rác, xác gia súc bừa bãi xung quanh.

 Giếng nước, bể chứa nước mưa hoặc dụng cụ chứa nước không có nắp đậy rất dễ bị nhiễm bẩn từ lá cây, rác, bụi…

Những điều cần làm:

 Sử dụng nguồn nước sạch sẵn có cho việc nấu nướng và ăn uống.

 Sử dụng và bảo vệ nguồn nước máy.

Giếng nên có thành và nắp đậy, cách xa hố xí từ 8 đến 10 m.

Bảo vệ nguồn nước: nước giếng, nước suối, nước hồ tránh xa nguồn phân, nước thải và rác thải.

Không thả rông gia súc.

Không sử dụng nước mưa của cơn mưa đầu tiên do nước có thể bị nhiễm bẩn từ mái nhà và máng thu nước.

Dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy kín, sạch và được chùi rửa thường xuyên.

 Dụng cụ múc nước cần được bảo quản sạch sẽ, cọ rửa thường xuyên và treo lên cao. Không thọc tay vào nước sạch và các dụng cụ múc nước, chứa nước.

Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh:

Phân người chứa nhiều mầm bệnh

 Mầm bệnh trong phân người là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.

Phân người không xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm đất, nguồn nước và thức ăn.

Nguồn phân không được đậy kín sẽ gây mùi hôi thối và thu hút nhiều ruồi. Ruồi là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh từ phân qua thức ăn.

Để phòng tránh sự lây lan bệnh tật, việc quan trọng nhất là xử lý phân gia đình một cách an toàn.

Những điều cần làm:

 Mọi người trong gia đình đều nên đi vệ sinh trong hố xí (trừ trẻ em quá nhỏ tuổi).

 Thu gom và đổ phân trẻ em vào hố xí.

 Hố xí có thể được xây bằng vật liệu đơn giản , nhưng cần phải có sàn và nắp đậy kín.

Giữ vệ sinh hố xí sạch sẽ.

 Không dùng phân người để bón cây trồng. Thu gom và xử lý rác thải hợp vệ sinh

Ruồi nhặng và chuột thường  sinh sống tại những đống rác thải, đặc biệt là những nơi có thức ăn thừa, rau và xác súc vật.

Ruồi nhặng và chuột là nguồn lây truyền bệnh.

Vứt rác thải và xác súc vật xuống ao, suối, hồ gây ô nhiễm nguồn nước..

Những điều cần làm:

Thu gom và đổ rác thải vào thùng rác hoặc hố rác.

Đổ rác vào xe nếu ở khu vực có xe rác công cộng.

 Nếu ở khu vực không có xe rác, nên đổ rác vào hố có nắp đậy rồi đốt hoặc chôn. Xác súc vật nên được chôn sâu và chôn xa nguồn nước, xa nhà. Diệt chuột, ruồi, nhặng xung quanh nơi ở.

Thanh Huyền

Bài viết liên quan

Bệnh cúm và cách phòng tránh tại trường học

hanh phan

Phòng các bệnh thường gặp ở trường học

hanh phan

Theo dõi sức khỏe và phòng dịch cho trẻ tại trường mầm non

hanh phan