Thế nào là nước sạch? Nguồn nước bạn đang dùng liệu có an toàn

(CDC Hà Nam)

Nguồn nước sạch là nước đã qua hệ thống xử lý từ nhà máy đảm bảo được kiểm định nghiêm ngặt về độ sạch, độ an toàn trước khi đưa đến tay người dùng, giúp quá trình ăn uống, nấu nướng và sinh hoạt được bảo vệ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nước đó liệu có thực sự an toàn, đảm bảo vệ sinh cho người dùng hay không? Cụ thể thế nào là nước sạch chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu.

Nguồn nước như thế nào được đánh giá là an toàn

Theo Bộ y tế đã đưa ra tiêu chuẩn cho nguồn nước sạch là QCVN 01:2009/BYT, với hơn 109 chỉ tiêu về nồng độ cho phép của các chất có trong nước như mùi vị, màu sắc, độ trong đục, độ kiềm, độ cứng, độ pH, chất rắn hòa tan, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ, mức độ nhiễm xạ, vi sinh vật….

Theo đó, nước sạch là nước có chỉ số nồng độ các chất dưới hoặc bằng mức cho phép của Bộ y tế đưa ra (duyệt theo thông tư số 04/2009/TT – BYT (17/6/2009)).

Ngoài ra, có khoảng 21 chỉ tiêu hóa và 5 chỉ tiêu vi sinh, theo chuẩn QCVN 06-1:2010/BYT để đạt được tiêu chuẩn về nước sạch. Đặc biệt là nguồn nước có thể uống trực tiếp tại vòi, không cần đun. Để kiểm tra nồng độ các chất rắn hòa tan có trong nước, có thể dùng bút điện phân TDS, nếu chỉ số TDS dưới 50 là nguồn nước an toàn, có thể dùng để uống liền.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sạch

Nguồn sạch ngày càng bị ô nhiễm nặng và trở nên khan hiếm, nguyên nhân đến từ nhiều phía, có cả chủ quan và khách quan. Dưới đây là 5 nguyên nhân làm nước sạch bị ô nhiễm.

Nguyên nhân khách quan đến từ tự nhiên

Chủ yếu là do quá trình mưa bão, lũ lụt, tuyết tan… đó là chưa kể đến các hoạt động của các sinh vật và xác động vật chết. Khi cây cối hoặc động vật, sinh vật chết, chúng sẽ bị phân hủy thành chất hữu cơ và ngấm xuống lòng đất và sau đó đi vào nước. Chính điều này sẽ dẫn đến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, tiếp đến là nước mặt sông, suối, ao, hồ, mương….

Nguyên nhân đến từ các khu nhà máy, công nghiệp…

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển gây sức ép lớn đến tài nguyên nước. Các hoạt động sản xuất tại các nhà máy, khu công nghiệp thường thải ra nước thải. Nước thải công nghiệp có thành phần không cố định, chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người (nếu như không được xử lý trước khi đưa ra ngoài). Các chất gây hại như COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học), BOD5 và SS. Xu hướng xả thải ra ngoài môi trường sông ngòi, ao hồ là phổ biến và thường chưa được xử lý gây tác hại nghiêm trọng đến nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của người dân khu vực lân cận.

Nguyên nhân từ hoạt động sinh hoạt

Nước thải, rác thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra ngoài sông, ao hồ, kênh rạch… khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại thành phố và nông thôn tăng. Ngoài ra, tại nhiều cơ sở, bệnh viện hệ thống thu gom và xử lý nước thải vẫn chưa được triệt để dẫn đến ô nhiễm nước ngày càng bị ô nhiễm nặng hơn.

Nguyên nhân từ chăn nuôi và trồng trọt nông nghiệp

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm không thể tránh khỏi tình trạng thức ăn thừa hay phân…  Ngoài ra, trong quá trình trồng trọt, đa phần người nông dân đều phải sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học để tránh sâu bọ và tăng khả năng sinh trưởng cho cây, tuy nhiên, họ không biết rằng, lượng hóa chất tồn dư sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và lâu dần ngấm xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm.

Nguyên nhân từ ý thức của con người

Nhận thức kém, tư tưởng lạc hậu về việc bảo vệ môi trường nước cùng cơ sở hạ tầng bị hạn chế, thiếu hụt dẫn tới ô nhiễm nước. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý đến từ các cấp, các tổ chức còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, nhiều lỗ hổng khiến người dân chịu nhiều ảnh hưởng, nhất là vấn đề nước sạch.

Mậu Ngọ

Bài viết liên quan

Niềm vui từ câu lạc bộ phòng chống tăng huyết áp

CDC Hà Nam

Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại trường học

hanh phan

Ô nhiễm nguồn nước tác động tiêu cực tới sức khỏe con người

Ngọc Nga