35 phút tập thể dục hàng ngày giúp giảm nguy cơ trầm cảm

(CDC Hà Nam)
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston (Mỹ) cho thấy, tập thể dục không những tốt cho sức khỏe thể chất mà còn giúp giảm bớt các cơn trầm cảm, ngay cả ở những người có nguy cơ di truyền gia tăng.

Karmel Choi và đồng nghiệp đã tham khảo dữ liệu hồ sơ sức khỏe của gần 8.000 người tham gia và tìm ra những người được chẩn đoán liên quan đến trầm cảm và nguy cơ di truyền của họ khi mắc trầm cảm.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người hoạt động thể chất ít có khả năng bị trầm cảm, ngay cả khi họ có điểm rủi ro trầm cảm di truyền cao hơn. Những người có điểm rủi ro trầm cảm do di truyền cao nhất cũng ít có khả năng bị trầm cảm nếu họ có mức độ hoạt động thể chất cao hơn.

Theo TS Choi, phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng mạnh mẽ rằng, khi nói đến trầm cảm, gen không phải là yếu tố quyết định và hoạt động thể chất có khả năng “vô hiệu hóa” nguy cơ gia tăng trầm cảm trong tương lai ở những cá nhân dễ bị tổn thương di truyền. Trung bình, khoảng 35 phút hoạt động thể chất bổ sung mỗi ngày có thể giúp mọi người giảm thiểu rủi ro và bảo vệ chống lại các giai đoạn trầm cảm trong tương lai.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cứ sau 4 giờ tập thể dục thêm mỗi tuần, nguy cơ có một giai đoạn trầm cảm khác giảm 17%. Cả tập luyện cường độ cao, như tập thể dục nhịp điệu hoặc sử dụng máy tập thể dục và hoạt động cường độ thấp, chẳng hạn như yoga… cũng làm giảm nguy cơ trầm cảm.

Trầm cảm là phổ biến, nhưng nghiêm trọng

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhưng nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm tâm trạng buồn bã, lo lắng hoặc trống rỗng kéo dài; cảm giác tội lỗi, vô giá trị, hoặc bất lực; và khó tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định. Một người có thể cảm thấy cáu kỉnh và mệt mỏi và mất hứng thú với các hoạt động mà trước đây họ rất thích.

Những người bị ảnh hưởng cũng có thể gặp các triệu chứng thực thể, có thể bao gồm đau nhức, vấn đề tiêu hóa, chuột rút và thèm ăn hoặc thay đổi cân nặng.

Không phải ai cũng có tất cả các triệu chứng trầm cảm. Một số người có thể chỉ có một vài triệu chứng, trong khi những người khác trải nghiệm nhiều trong số các triệu chứng trên.

Các nguyên nhân gây trầm cảm có thể do di truyền, môi trường và tâm lý… Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và nguy cơ có thể cao hơn ở những người bị căng thẳng, tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị trầm cảm hoặc một số bệnh thể chất. Thay đổi lớn trong cuộc sống, chấn thương và một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Tập thể dục, một phần của chiến lược điều trị

TS Choi cho biết, hoạt động thể chất có thể ví như một đơn thuốc, và là một phần quan trọng trong trị liệu của bác sĩ. Không chỉ cho tất cả bệnh nhân, vì mọi người đều có thể hưởng lợi từ hoạt động thể chất tăng lên, đặc biệt đối với những người có khuynh hướng di truyền để phát triển trầm cảm. Với sự gia tăng của căn bệnh trầm cảm trên toàn thế giới thì sự cần thiết phải có các chiến lược hiệu quả có thể tác động đến càng nhiều người càng tốt.

Bích Ngọc

 

 

Bài viết liên quan

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và Thiết bị Việt Nam ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19

Ngọc Nga

Tập huấn Thông tư 41/2018 của Bộ Y tế và góp ý xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sinh hoạt

Ngọc Nga

Thử nghiệm bước đầu thành công vaccine Covid-19 Việt Nam

Ngọc Nga

Để lại bình luận