92 trường học được triển khai Chương trình Sữa học đường trong năm 2018

(CDC Hà Nam)

Sáng 17/7/2018, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Chương trình Sữa học đường giai đoạn 2018-2020. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Bùi Quang Cẩm, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Sữa học đường tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, một số sở, ngành của tỉnh; hiệu trưởng các trường tham gia Chương trình Sữa học đường năm 2018.

Đ/c Bùi Quang Cẩm – TUV, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Sữa học đường phát biểu tại Hội nghị.

Chương trình với mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non, tiểu học qua hoạt động cho trẻ uống sữa hàng ngày, nhằm giảm tỷ lệ SDD, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em về chỉ số cân nặng và chiều cao, khống chế tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ em trên địa bàn. Theo kế hoạch, chương trình Sữa học đường năm 2018 sẽ được triển khai tại 60 trường mầm non và 32 trường tiểu học thuộc 6 huyện,thành phố. Thời gian thực hiện từ tháng 9 – 12/2018. Với tổng kinh phí thực hiện chương trình trong năm 2018 là gần 23 tỷ đồng. Cơ chế hỗ trợ toàn bộ 100% chi phí sản phẩm đối với trẻ em thuộc diện hộ nghèo, con thương binh liệt sỹ; tài trợ 60% chi phí sản phẩm đối với trẻ em thuộc diện hộ cận nghèo và 40% chi phí sản phẩm đối với trẻ em thuộc diện còn lại để khuyến khích phụ huynh cho trẻ uống sữa tại trường.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Quang Cẩm, Trưởng ban chỉ đạo chương trình khẳng định: Việc triển khai chương trình Sữa học đường là một quyết sách đúng đắn, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tầm vóc con người Việt. Đồng thời, ông cũng yêu cầu Sở Y tế, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố, các nhà trường và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác tham mưu, phối hợp thực hiện đề án. Việc thực hiện Đề án cần xem xét điều chỉnh đến hết tháng 6/2021 bảo đảm học sinh tại các trường tham gia Đề án được uống sữa đến hết năm học, thay vì chỉ được uống 4 tháng theo năm tài chính. Sở Tài chính cần xem xét bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án theo điều chỉnh đến hết tháng 6/2021. Các nhà trường cần bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam để việc vận chuyển, bảo quản sữa đúng quy trình, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ khi sử dụng.

Ông Nguyễn Trọng Khải – Phó giám đốc Sở Y tế Phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Thanh Dương – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật báo cáo kết quả thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường năm 2017 và kế hoach triển khai giai đoạn 2018 – 2020.

Bên cạnh các hoạt động trên, công tác truyền thông cũng cần được đẩy mạnh. Qua đó, để nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành, cơ quan đoàn thể, phụ huynh về tầm quan trọng của việc bổ sung sữa như thức uống thiết yếu giúp cải thiện tầm vóc, sức khỏe của trẻ. Trong quá trình triển khai Đề án, nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, các đơn vị cần nghiêm túc nhìn nhận và kịp thời báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ông Phan Ngọc Hoan – Giám đốc phát triển cộng đồng Công ty Vinamilk phát biểu cam kết đồng hành cùng Chương trình Sữa học đường tỉnh Hà Nam.
Các đại biểu tham dự hội nghị

                                                                                                             Mậu Ngọ

 

Bài viết liên quan

Bản tin công tác phòng, chống dịch tối ngày 15/10/2021

Ngọc Nga

Chữa trị các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, khó ngủ hậu COVID-19 thế nào?

Ngọc Nga

Phát động Chương trình sữa học đường tỉnh Hà Nam năm 2020

Ngọc Nga

Để lại bình luận