Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm clomipramine và cách khắc phục

(CDC Hà Nam)
Clomipramine là thuốc chống trầm cảm 3 vòng tác dụng trên giấc ngủ rất tốt, cải thiện nhanh chóng cả về thời lượng ngủ và cận giấc ngủ. Song thuốc vẫn gây một số tác dụng không mong muốn mà người bệnh cần biết trong quá trình dùng thuốc.

Nhìn chung các thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần nào cũng có tác dụng phụ, không ít thì nhiều. Tuy nhiên nếu người bệnh sử dụng chúng theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc thì các tác dụng phụ này không có gì đáng ngại. Một số bất lợi sau thường xảy ra người bệnh cần lưu ý:

– Khô mồm, đắng miệng: Đây là tác dụng phụ mà tất cả các thuốc chống trầm cảm đều có, clomipramine không phải là ngoại lệ. Tác dụng phụ này sẽ giảm dần sau vài tháng dùng thuốc (bệnh nhân sẽ quen dần).

Khô miệng là tác dụng phụ thường gặp khi dùng clomipramine.

– Ngủ nhiều: Tác dụng rất phù hợp với các bệnh nhân mất ngủ, nhưng sẽ không thích hợp với bệnh nhân trầm cảm nghịch thường, nghĩa là trầm cảm nhưng bệnh nhân lại ăn nhiều, ngủ nhiều. Rất may là những bệnh nhân này chỉ chiếm 5% số bệnh nhân trầm cảm. Có thể khắc phục bằng cách uống nước chè, cà phê vào buổi sáng (đừng uống buổi tối kẻo lại mất ngủ).

– Ăn nhiều, tăng cân: Tác dụng phụ này không mạnh, nhưng vẫn có thể gây phiền toái cho những người thừa cân. Có thể khắc phục bằng cách ăn những thức ăn ít năng lượng như rau xanh, chất xơ, năng tập luyện thể thao như đi bộ.

– Bí đái: Tác dụng phụ này gặp ở bệnh nhân có phì đại tiền liệt tuyến, vì vậy tránh dùng clopramine cho các bệnh nhân này.

– Bồn chồn, đầy bụng, táo bón: Các tác dụng phụ này chỉ gặp ở một vài tuần đầu dùng thuốc rồi tự hết. Nếu bệnh nhân bồn chồn hoặc đầy bụng nhiều thì nên kết hợp với benzodiazepine (bromazepam, alprazplam, clonazepam, diazepam) theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Còn các bệnh nhân táo bón thì khuyên uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày), ăn nhiều rau có chất xơ (ngọn khoai lang, ngọn bí…).

Bùi Quang Huy

 

Bài viết liên quan

Bản tin công tác phòng, chống dịch ngày 13/03/2022

Ngọc Nga

Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em (Bộ Y tế): Tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và SKSS năm 2020, triển khai phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2021 tại Hà Nam

Ngọc Nga

Đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, xứng đáng đơn vị tuyến đầu trong phòng chống dịch

CDC Hà Nam

Để lại bình luận