Mách bạn tránh yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú

(CDC Hà Nam)
Ung thư hiện nay trở thành một vấn nạn toàn cầu. Ung thư vú cũng không ngoại lệ. Ngoài việc phát hiện sớm bệnh để điều trị hiệu quả, việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư vú là rất cần thiết để phòng ngừa và tầm soát ung thư sớm.

Tương tự với các loại ung thư khác, ung thư vú cũng có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một yếu tố nguy cơ là bất kì một thứ gì đó làm tăng nguy cơ mắc một bệnh của bạn. Tuy vậy, khi có một yếu tố nguy cơ, hoặc có thể là nhiều hơn, không có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn bị bệnh đó.

Một số yếu tố nguy cơ của ung thư có liên quan đến hành vi, thói quen cá nhân, như là ăn uống và vận động. Một số khác thì lại liên quan đến việc đưa ra quyết định như là có con hay sử dụng các loại thuốc có chứa Hormon.

Sau đây là một số yếu tố nguy cơ thể hiện mối liên quan mật thiết giữa lối sống và nguy cơ mắc ung thư vú.

Độ tuổi trung bình của phụ nữ tăng cao

Tuổi cao là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư vú. Càng sống lâu, càng phải trải qua những mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày. Các gen có nhiều khả năng phát triển những đột biến có hại và ít có khả năng sửa chữa những thiệt hại về di truyền. Nếu các gen quan trọng không còn hoạt động bình thường, thì sự phát triển tế bào bất thường như ung thư sẽ thường xảy ra hơn.

Dấu hiệu ung thư vú

Các bé gái dậy thì ở tuổi 16 có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 50% so với những bé gái dậy thì trước tuổi 12. Ngày nay, một số bé gái bắt đầu dậy thì sớm nhất là 7 tuổi – một xu hướng đáng lo ngại vì nhiều lý do. Việc sản xuất estrogen và các hormone khác khởi phát  tuổi dậy thì và tăng sự phát triển của vú. Vú hình thành, phát triển sớm hơn tiếp xúc với nhiều chất kích thích, thay đổi dẫn tới nguy cơ ung thư vú cao hơn.

Nhiều phụ nữ  trì hoãn việc mang thai hoặc bỏ thai

Tỷ lệ mang thai và sinh con ở phụ nữ đang giảm đều đặn. Từ năm 1990, số ca sinh nở trung bình đã giảm mỗi năm khoảng 1%. Thai kỳ đầy đủ đầu tiên sẽ bảo vệ người phụ nữ khỏi nguy cơ ung thư vú bằng cách làm cho các tế bào vú trưởng thành. Tế bào vú trưởng thành có nhiều khả năng phát triển bình thường và ít có khả năng trở nên bất thường và dẫn đến ung thư.

Không nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ  ung thư vú bằng cách buộc các tế bào vú phát triển, trưởng thành hơn. Cũng giống như khi mang thai, việc cho con bú cũng tạo ra những thay đổi di truyền phòng ngừa ung thư vú.

Sử dụng hormone thay thế

Liệu pháp thay thế hormone để giảm các triệu chứng mãn kinh và thuốc tránh thai có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ ung thư vú. Dùng các hormone bổ sung này có thể làm tăng thêm tế bào vú và thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú.

Thừa cân hoặc béo phì

Bệnh béo phì là một căn bệnh của cuộc sống hiện đại và là một yếu tố nguy cơ ung thư vú. Ở người thừa cân, béo phì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường khá phổ biến. Sự biến đổi insulin và mức đường huyết trong máu cao có thể làm tăng sinh bất thường tế bào vú, làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Không tập thể dục, ít vận động

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú, kiểm soát trọng lượng, hạn chế sự thèm ăn, cải thiện vóc dáng của bản thân. Ngoài ra cũng giúp điều chỉnh lượng hormone và lượng đường trong máu giúp kích hoạt hoạt động của tế bào. Thêm vào đó, có thể giúp trì hoãn khởi phát tuổi dậy thì sớm ở một số bé gái.

Uống rượu

Rượu có ảnh hưởng tới sự phân hủy của estrogen và làm tăng sản xuất estrogen. Nó cũng có thể làm cho thụ thể estrogen trong tế bào vú nhạy hơn. Phụ nữ sử dụng rượu lâu hơn và nhiều hơn mang lại nhiều tác hại dẫn tới nguy cơ cao bị ung thư vú.

Hút thuốc lá

Ngoài mối liên hệ mạnh mẽ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Các hóa chất độc hại trong khói thuốc, gây ung thư cho tất cả các bộ phận của cơ thể- Các mạch máu bị thu hẹp, lượng máu chảy giảm, các độc tố tích tụ trong mô và tổn thương tế bào… có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Hàm lượng vitamin D thấp

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa nồng độ vitamin D thấp và nguy cơ ung thư vú cao hơn. Vitamin D giúp điều chỉnh tăng trưởng tế bào vú bình thường. Nguồn vitamin D chính của chúng ta là do ánh nắng mặt trời: mặt trời kích hoạt vitamin D trong da.

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta luôn trong nhà, làm việc, sử dụng máy tính, xem T.V, làm công việc nhà… Với thời gian ở ngoài trời ít ỏi dễ dàng gây thiếu vitamin D. Việc dùng kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi ung thư da – tuy nhiên, cũng có thể làm giảm nồng độ vitamin D.

Căng thẳng và thiếu ngủ

Cuộc sống hiện đại khiến con người mệt mỏi, căng thẳng với nhiều áp lực. Nhiều người trong chúng ta quan tâm đến những vấn đề khác nhau và bỏ bê những nhu cầu về sức khoẻ. Stress thường xuyên và tình trạng thiếu ngủ làm tăng mối nguy cơ ung thư vú. Sự căng thẳng dẫn đến lượng hormon căng thẳng cortisol cao – có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và cơ chế bảo vệ tế bào .

Phụ nữ và trẻ em gái bị phơi nhiễm với nhiều chất gây ô nhiễm môi trường

Việc sử dụng rộng rãi các hóa chất tổng hợp (nhân tạo) trong cuộc sống hiện đại đã làm thay đổi đáng kể cấu tạo hóa học của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể chúng ta. Một số chất ô nhiễm có thể trực tiếp gây hại cho gen của chúng ta. Nguy cơ gia tăng về ung thư vú có thể là kết quả của việc tiếp xúc với hóa chất trong quá trình phát triển vú và các hoạt động tế bào hàng ngày.

Suckhoedoisong.vn

 

 

Bài viết liên quan

4 dấu hiệu “lạ” khi đi vệ sinh: Nên kiểm tra chức năng gan sớm

CDC Hà Nam

Đãng trí ở người trẻ, do đâu?

Ngọc Nga

Xử trí khi bị viêm đường hô hấp trên

Ngọc Nga

Để lại bình luận