Theo ước tính, cứ 20 người trưởng thành thì có một người mắc bệnh đái tháo đường, tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường ở nước ta tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua, là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh đái tháo đường rồi vẫn chưa được điều trị tốt.
Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến biến chứng nặng về tim mạch, thận, tổn thương mắt, nhiễm trùng bàn chân dẫn đến đoạn chi… Bệnh tiến triển âm thầm, nhiều người đi khám lần đầu khi đã xuất hiện các biến chứng. Trong khi nhiều bệnh nhân khác lại hay mắc phải sai lầm điều trị làm tăng chi phí và khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường có thể rất mờ nhạt hoặc thường bị bỏ qua như: đói nhiều và mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát, nhìn mờ, miệng khô ngứa da… Bệnh chỉ có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu định kỳ. Do đó, người dân cần quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ, chỉ cần thử đường máu là có thể phát hiện bệnh ĐTĐ sớm nhất – GS.TS Nguyễn Khánh Trạch tư vấn cho cộng đồng tại Hội thảo hỗ trợ đẩy lùi tiểu đường, mỡ máu và giảm cân bằng thảo dược công nghệ cao.
Bác sĩ tư vấn miễn phí cho người dân về bệnh đái tháo đường, mỡ máu.
Theo các chuyên gia, hiện nay, bệnh đái tháo đường đang gia tăng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển vì lối sống không khoa học, thói quen ăn đồ ăn nhanh, ít vận động… Đáng lo là bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa gặp ở cả lứa tuổi tiểu học, trẻ 8-9 tuổi đã bị đái tháo đường tuýp 2. Bệnh đái tháo đường nguy hiểm với tất cả mọi người và có thể xảy ra bất cứ khi nào, không chờ đợi ai.
Yếu tố nguy cơ cao gây bệnh đái tháo đường là người béo phì thừa cân, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phụ nữ sinh con trên 4 kg, buồng trứng đa nang…
Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam nhấn mạnh, các bệnh mạn tính, trong đó có đái tháo đường, mỡ máu, ngoài việc điều trị bằng Tây y thì cần kết hợp nâng cao nhận thức, chăm sóc bệnh nhân theo các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện, y học cổ truyền, thảo dược hỗ trợ tại cộng đồng (gọi tắt là CAM). Khi đã xác định là bệnh mạn tính thì chăm sóc chủ động của bản thân người bệnh, gia đình và tại cộng đồng là yếu tố quyết định tới thể chất, tinh thần và tuổi thọ của người bệnh.
Dược sĩ Lê Phương Dung cũng cho rằng, CAM hướng tới 3 hoạt động chính đó là:
C – Chăm tập thể dục;
A – Ăn uống khoa học với sự hướng dẫn, tư vấn toàn diện của chuyên gia dinh dưỡng;
M – Mạnh khỏe không lo biến chứng đái tháo đường.
Một khi bệnh nhân đái tháo đường tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ các hướng dẫn về sinh hoạt, dinh dưỡng, vận động phù hợp với tình trạng bệnh của mình thì hoàn toàn có thể sống vui sống khỏe với căn bệnh này.
1. Tuân theo hướng dẫn phòng bệnh COVID-19 chung của các chuyên gia y tế như thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang, ăn chín uống sôi, tránh tiếp xúc người có biểu hiện bệnh, hạn chế đi đến chỗ đông người…
2. Kiểm soát đường huyết tốt bằng cách dùng thuốc đều đặn. Cần thử đường huyết mao mạch nhiều lần hơn bình thường trong thời gian đang có dịch. Tránh để hạ đường huyết. Tuân thủ điều trị các bệnh mắc kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
3. Ăn đủ dinh dưỡng, nhiều rau xanh, tránh đồ ngọt và đồ chiên rán; Chế độ ăn đa dạng và cân bằng. Uống nhiều nước.
4. Tập thể dục đều đặn. Hạn chế ngồi một chỗ (xem TV, đọc báo…).
5. Ngoài ra, ngủ đủ giấc; Ngưng hút thuốc lá, bia rượu; Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Suckhoedoisong.vn