Bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi trong dịch COVID-19 như thế nào?

(CDC Hà Nam)

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị virus này gây ảnh hưởng đến tính mạng nhiều nhất. Nhất là trong dịch COVID-19, sức khỏe người cao tuổi cần được quan tâm hàng đầu.

Trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và thói quen sinh hoạt của mọi người, nhiều chuyên gia cho rằng người già là đối tượng dễ bị virus này gây ảnh hưởng đến tính mạng nhiều nhất.

Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Theo khuyến cáo, mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc COVID-19, trong đó nhóm người cao tuổi, nhất là người cao tuổi có các bệnh lý nền kèm theo khi mắc COVID-19 sẽ khiến bệnh tiến triển nặng và nguy cơ tử vong cao hơn.

Sở dĩ như vậy là bởi người cao tuổi là nhóm có đa bệnh lý và thường có bệnh nền mãn tính như: Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, khớp, loãng xương… Ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác.

Do đó, nếu bị nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ làm thúc đẩy các bệnh mãn tính đó chuyển thành giai đoạn cấp, dẫn đến bệnh nhân rất dễ tử vong. Vì vậy, việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng bệnh đối với trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là vô cùng cần thiết.

Trước tiên, người cao tuổi cần phải nâng cao thể trạng, bao gồm điều trị đúng, đủ và hiệu quả các bệnh lý nền đang mắc, ví dụ kiểm soát tốt huyết áp, đường máu, duy trì ổn định bệnh lý tim mạch…

Ăn đủ chất, uống đủ nước: Người cao tuổi cũng rất cần ăn đủ chất, uống đủ nước, đôi khi chế độ ăn kiêng quá ngặt nghèo cũng làm cho cơ thể thiếu chất, gây suy yếu hệ miễn dịch. Cảm giác khát của người cao tuổi gần như không có, do đó người cao tuổi cần chủ động cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày, ít nhất 1,5-2l, không nên uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Hạn chế ra ngoài: Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang có xu hướng lan rộng, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài, đến các nơi công cộng có tập trung đông người. Người cao tuổi cũng nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá khắc nghiệt (quá lạnh hoặc quá nóng), khi thời tiết thay đổi, khi có dịch bệnh đang lưu hành, đặc biệt là những người có thể trạng yếu, có nhiều bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền chưa được điều trị ổn định.

Người cao tuổi nên đeo khẩu trang khi bắt buộc phải tiếp xúc ở chỗ đông người, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, tốt nhất hạn chế việc thăm hỏi và tiếp xúc với người thân và bạn bè trong thời gian này.

Trong trường hợp có vấn đề về sức khoẻ, nếu nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế xã, phường, trường hợp thực sự cần thiết mới nên tới các cơ sở y tế ví dụ như các trường hợp cấp cứu, bệnh nặng cần theo dõi và điều trị.

Môi trường sống cần thông thoáng: Môi trường sinh hoạt của người cao tuổi nên được thông thoáng, không khí nên được trao đổi, thường xuyên mở cửa sổ tuy nhiên cũng cần tránh gió lùa trực tiếp.

Tránh tập trung đông người, cần giữ vệ sinh chung: Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài, người cao tuổi nên tránh nơi tập trung đông người ở không gian hẹp, nên sử dụng khẩu trang, giấy khô đề phòng ho, khạc, nước sát khuẩn nhanh để vệ sinh tay thường xuyên.

Những người trẻ và khỏe mạnh trong gia đình cần biết rõ về mọi điều cần làm để bảo vệ người có yếu tố nguy cơ. Con cái, thành viên gia đình cần tăng cường quan tâm người cao tuổi, thăm hỏi, động viên, chăm sóc để người cao tuổi tránh bị cô lập và sợ hãi.

Ngay cả khi người lớn tuổi ở nhà, họ có thể đi bộ trong nhà và đi bộ quanh phòng để vận động, tránh tình trạng chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ. Việc di chuyển giúp máu huyết lưu thông và tốt cho thể trạng người già. Ngay cả những việc lặt vặt trong nhà cũng là cách vận động và tập luyện thể dục thể thao cho người lớn tuổi.

Tăng cường sức khỏe bằng 6 điều cần nhớ sau:

1. Ăn một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp giảm lượng đường trong máu cao.

2. Ưu tiên giấc ngủ ngon.

3. Kiểm soát căng thẳng.

4. Ngừng hút thuốc.

5. Tham gia/duy trì tập thể dục vừa phải.

6. Nhận ánh nắng mặt trời và không khí trong lành nếu có thể.

Theo VTV.vn

Bài viết liên quan

Những vitamin hỗ trợ sinh sản

CDC Hà Nam

Cách chăm sóc trẻ bị phát ban

CDC Hà Nam

Ăn thịt nướng nếu kết hợp thực phẩm này nguy cơ ung thư xương tăng cao, chuyên gia khuyến cáo 6 điều nên tránh để hạn chế gây bệnh

Ngọc Nga

Để lại bình luận