Làm thế nào để người cao tuổi duy trì được trí nhớ?

(CDC Hà Nam)
Nhiều người cao tuổi có sức khỏe tốt nhưng bị bệnh mất trí nhớ, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân và gia đình. Vậy làm thế nào để người cao tuổi duy trì tốt được trí nhớ?

Trí tuệ của con người là do bộ não quyết định, não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể bởi nó chứa nhiều tế bào thần kinh. Là cơ quan đầu não của con người chỉ đạo các hoạt động thần kinh cấp cao và sự thoái hóa của bộ não dẫn đến sự sa sút về trí tuệ ở người già.

Sa sút trí tuệ đó là một hội chứng đặc trưng bởi sự giảm sút về trí nhớ, khả năng tư duy như phán đoán, suy luận, sử dụng ngôn ngữ gây trở ngại cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân được đề cập nhiều nhất là do bệnh Alzheimer. Hội chứng sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi đặc biệt là từ 70 tuổi trở lên và những người tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành có nguy cơ mắc bệnh cao.

Biểu hiện sớm của sa sút trí tuệ là giảm trí nhớ tức là bị quên những điều đã biết trước đây, đa số bệnh nhân sa sút trí tuệ bề ngoài vẫn có vẻ bình thường, nên không phát hiện sớm được bệnh, người bệnh dễ bị kích động, tranh cãi vô cớ, ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh, nặng hơn người bệnh mất định hướng, không nhớ nơi mình đang ở, không nhớ ngày tháng…

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Vì thế, phòng ngừa vẫn là yếu tố quan trọng nhất, đòi hỏi người thân cùng hỗ trợ, tạo không khí vui vẻ trong gia đình, thường xuyên tập luyện thể dục, đọc sách báo, tăng cường lao động trí óc, tham gia các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó cần kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, bệnh tim mạch.

Chế độ ăn điều độ, hợp lý: tăng cường rau xanh, trái cây, hạn chế dầu mỡ, ngọt, giảm muối, tránh hút thuốc lá, rượu bia.

Bài viết liên quan

Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

hanh phan

Thoái hóa khớp gối và biện pháp phòng ngừa

Ngọc Nga

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết

Ngọc Nga

Để lại bình luận