Phân biệt sốt xuất huyết với nhiễm COVID-19

(CDC Hà Nam)

Mùa mưa đã đến cũng là lúc dịch sốt xuất huyết tăng cao. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số biểu hiện ban đầu giống với nhiễm COVID-19, có thể gây nhầm lẫn.

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn… Nặng hơn có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu… Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

COI CHỪNG SỐT XUẤT HUYẾT TRONG MÙA DỊCH COVID-19 - Ảnh 1.

Sốt xuất huyết lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh

Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích huyết tương, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với COVID-19 như: sốt, đau mỏi cơ. Do đó người dân cần hết sức chú ý và các nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.

Phân biệt sốt xuất huyết với nhiễm COVID-19

Bệnh sốt xuất huyết

COVID-19

Nguồn lây

Do 1 trong 4 chủng vi rút dengue gây ra, chủ yếu lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi loài Aedes bị nhiễm bệnh.

Do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, chủ yếu lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, tiếp xúc gần…

Thời gian ủ bệnh

3-10 ngày, thường là 5-7 ngày.

Kéo dài đến 14 ngày, với thời gian trung bình là 4-5 ngày kể từ khi tiếp xúc với các triệu chứng khởi phát.

Dấu hiệu và triệu chứng

Thể nhẹ đến trung bình

Sốt cao

Nhức đầu kèm theo đau sau hốc mắt

Đau cơ

Buồn nôn

Nôn mửa

Phát ban

Giảm tiểu cầu nhẹ

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng: đau bụng hoặc nôn nhiều, có biểu hiện ứ dịch, xuất huyết niêm mạc như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da; hôn mê, bồn chồn, gan to, tiểu cầu giảm nhẹ.

Thể nhẹ đến trung bình

Sốt hoặc ớn lạnh

Ho

Thở gấp hoặc khó thở

Mệt mỏi

Đau nhức cơ khu trú hoặc toàn cơ thể

Đau đầu

Mất vị giác hoặc khứu giác

Viêm họng

Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Tiêu chảy

Thể nặng

Thoát huyết tương gây sốc

Ứ dịch với tình trạng suy hô hấp

Xuất huyết nội tạng (đi cầu ra máu) kèm theo giảm tiểu cầu

Suy tạng nghiêm trọng như bệnh gan với tăng transaminase, hoặc viêm màng não với suy giảm ý thức

Suy tim




Khó thở

Thiếu oxy

Suy hô hấp

Sốc

Rối loạn chức năng hệ thống đa cơ quan

Trong số những bệnh nhân phát triển chuyển biến nặng, thời gian khó thở trung bình dao động từ 5 đến 8 ngày, thời gian trung bình dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) dao động từ 8 đến 12 ngày, và thời gian trung bình để nhập viện ICU (đơn vị hồi sức tích cực) dao động từ 10 đến 12 ngày. .

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh sốt xuất huyết nặng bao gồm:

Tuổi (đặc biệt ở trẻ nhỏ)

Nhiễm sốt xuất huyết lần 2

Ở vùng dịch sốt xuất huyết

Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, hen suyễn hoặc bệnh tim

‎Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng với COVID-19 bao gồm:

Người lớn hơn 65 tuổi

Mắc bệnh nền: tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính, tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh gan, béo phì, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính đang chạy thận hoặc suy giảm miễn dịch (ví dụ: HIV, đang điều trị ung thư, sử dụng corticosteroid, hút thuốc)

Dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát cũng là lúc sốt xuất huyết xuất hiệnChính vì vậy, chúng ta cần bình tĩnh để vượt qua mùa dịch bằng cách bảo vệ sức khỏe từ bên ngoài: Thực hiện tốt 5K, tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin; tập thể dục thường xuyên, dinh dưỡng đủ chất, hợp lý nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, cần tỉnh táo khi các thành viên trong gia đình có người ho, sốt cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn, không tự ý hạ sốt và chữa bệnh tại nhà.

Tổng hợp theo suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan

Bổ sung vitamin A kéo dài có gây hại?

CDC Hà Nam

5 thực phẩm giảm mỡ máu hiệu quả

Ngọc Nga

Bất ngờ “siêu thực phẩm” trái thanh long có tác dụng giảm mắc hai loại ung thư thường gặp

Ngọc Nga

Để lại bình luận