Mới: Bộ Y tế hướng dẫn phòng COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng

(CDC Hà Nam)
Trong hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng, Bộ Y tế lưu ý người lao động, bán hàng, khách hàng không đến khu dịch vụ nếu: Mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà…

Ngày 7/12, Bộ Y tế đã có Quyết định 5619/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng”.

Người lao động, bán hàng và khách hông đến khu dịch vụ nếu có một trong các biểu hiện sau…

Theo Bộ Y tế, người lao động, người bán hàng, khách hàng khi đến khu dịch vụ tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị cần lưu ý:

 Không đến khu dịch vụ nếu có một trong các biểu hiện như: Mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà.

Mới: Bộ Y tế hướng dẫn phòng COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng - Ảnh 1.

Khử khuẩn, đo thân nhiệt của khách trước khi vào trung tâm thương mại, siêu thị

Khai báo y tế khi đến khu dịch vụ;

Luôn thực hiện Thông điệp 5K, trong đó lưu ý đeo khẩu trang đúng cách và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định; hạn chế tiếp xúc với người khác; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn;…

Thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng có một trong các biểu hiện như: Mệt mỏi, khó thở, sốt,…

Đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong suốt thời gian di chuyển từ nơi ở đến khu dịch vụ và ngược lại;

Người lao động/làm việc, người bán hàng phải được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, ký cam kết thực hiện công tác về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh 01 tuần/lần.

Phòng dịch COVID-19 thế nào với khu dịch vụ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống?

Hướng dẫn của Bộ Y tế đưa ra một số nội dung cần thực hiện để phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, cụ thể:

 Khu vực chế biến thực phẩm phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định.

 Khu vực ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng; có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; có đủ bàn ghế và đảm bảo khoảng cách giữa các khách hàng theo quy định (có thể xếp ngồi so le hoặc đặt vách ngăn giữa các khách hàng); có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng khách hàng và được vệ sinh sạch sẽ;

Có đủ thùng đựng rác, có nắp đậy và có lót túi; có biển 5K về phòng, chống dịch, hướng dẫn khách hàng rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

 Khu vực nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, có đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh; vệ sinh khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.

Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định, hướng dẫn trong suốt quá trình vận chuyển.

Người chế biến thực phẩm phải đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt bàn, ghế ngồi ngay sau mỗi lượt khách rời đi.

Mới: Bộ Y tế hướng dẫn phòng COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng - Ảnh 3.

Đối với các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung, nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động… Bộ Y tế khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày. Ảnh:intetnet

Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc của người lao động, người làm việc, người bán hàng

Bộ Y tế lưu ý cần làm tốt công tác vệ sinh chung tại nơi làm việc

– Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, nơi chế biến thức ăn, gian bán hàng, các bề mặt có tiếp xúc: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.

– Đối với các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung, nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động… khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.

– Tại khu vực công cộng như cây ATM, máy bán hàng tự động, bình nước uống công cộng thì bố trí dung dịch sát khuẩn tay để người lao động, khách hàng sát khuẩn tay trước khi sử dụng.

– Đối với khu vệ sinh chung: vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày.

2. Tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa (nếu có thể).

Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các khu cung cấp dịch vụ cho khách hàng

– Đối với nền nhà, tường, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu vui chơi của trẻ em, nhà hàng ăn uống, quầy kinh doanh thức ăn ngay, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày. Đối với nhà hàng tiến hành khử khuẩn mặt bàn ăn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi.

– Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy, giỏ hàng, xe đẩy hàng: khử khuẩn ít nhất 04 lần/ngày.

– Tăng cường thông khí tại các phòng và các khu vực của khu dịch vụ bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa (nếu có thể).

Thái Bình

Bài viết liên quan

Sáng 9/4: Có 1 ca mắc COVID-19 tại Bắc Ninh, hơn 56.300 người Việt đã tiêm vắc xin

Ngọc Nga

Bỏ bữa sáng không giúp giảm cân nhanh hơn

Ngọc Nga

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật: Tập huấn triển khai chương trình sữa học đường 2020

CDC Hà Nam