6 thực phẩm dễ ăn, bổ dưỡng nhưng lại cực độc khi ăn sống

(CDC Hà Nam)

Có nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của các gia đình nhưng lại tiềm ẩn nhiều độc tố khi chế biến không đúng cách. Một số loại thực phẩm dưới đây nếu chưa được nấu chín sẽ trở nên cực độc.

 Khoai tây

Khoai tây là một trong những loại thực phẩm chế biến được nhiều món ngon hấp dẫn. Tuy nhiên, khoai tây còn xanh hoặc không được nấu chín có thể chứa các hợp chất độc hại gọi là glycoalkaloid có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của bạn.

  1. Độc tố trong đậu đỏ sống

Tuy đậu đỏ có nhiều chất xơ và dinh dưỡng hợp lý nhưng bạn tuyệt đối không nên ăn sống đậu đỏ. Chỉ cần 4-5 hạt đậu đỏ sống có chứa một lượng độc tố lectin cao, có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Khi chế biến đậu đỏ và các loại đậu khác, bạn nên ngâm chúng với nước trong khoảng nửa giờ và xả sạch nước để loại bỏ độc tố lectin. Sau đó nên hầm hoặc đun chín kỹ.

  1. Trứng sống

Ăn trứng sống hoặc nấu chưa kỹ sẽ khiến bạn có khả năng nhiễm vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, trong phần long trắng trứng sống chứa chất trypsin inhibitors gây ức chế enzyme tiêu hóa trong đường ruột, cản trở quá trình tiêu hóa. Do đó ăn trứng sống rất dễ bị khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,…

  1. Cà tím

Cà tím sống có chứa hợp chất glycoalkaloid tương tự như khoai tây sống, có hại cho hệ tiêu hóa. Tuy chất độc này không gây chết người nhưng vẫn không nên ăn sống. hãy xào chín cà tím với dầu ô liu để nhận được gấp đôi lợi ích.hãy xào chín cà tím với dầu ô liu để nhận được gấp đôi lợi ích.

Thêm vào đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà tím sẽ có thêm lợi ích chống oxy hóa khi được xào với dầu ô liu, vì vậy hãy xào chín cà tím với dầu ô liu để nhận được gấp đôi lợi ích.

  1. Hạnh nhân đắng

Hạnh nhân đắng phát triển như một loài thực vật có chứa chất xyanua. Có nghĩa là trong thân, hạt và lá của nó có chứa xyanua. Đây là một chất cực độc đối với cơ thể. Vì vậy, tốt nhất là chỉ nên ăn hạnh nhân đã được nấu chín hoặc rang chín.

  1. Bột mì sống

Bột mì thô có chứa một lượng hợp chất được gọi là phytates hoặc axit phytic cao hơn. Phytates liên kết với một số khoáng chất – chẳng hạn như sắt, kẽm và canxi – ngăn không cho chúng hấp thụ vào cơ thể.

Một số phytate có thể bị phá hủy ở một mức độ nào đó khi lên men, xảy ra khi có men trong bánh mì và vì vậy bột mì cần được ủ men trước khi làm chín.

Thanh Huyền

 

Bài viết liên quan

Nghiên cứu phát triển thuốc mới phòng chống sốt xuất huyết

Ngọc Nga

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Covid-19: Sẵn sàng cho tình huống 30 nghìn ca bệnh

Ngọc Nga

10 nguy cơ sức khỏe khi uống nhiều rượu

Ngọc Nga