Ăn đường thế nào khi mang thai?

(CDC Hà Nam)

Trong thời kỳ mang thai, chị em không chỉ được khuyến cáo loại bỏ đồ ăn vặt, mà còn ăn các thực phẩm đúng lúc và đúng lượng. Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển lành mạnh của em bé.

 Ăn đường trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Thông thường, phụ nữ ăn một lượng đường nhất định hàng ngày qua nhiều loại thức uống và món ăn. Nhưng sau khi thụ thai, nên giữ lượng đường dung nạp vào cơ thể trong một giới hạn cho phép. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Tiêu thụ thừa đường có thể có những ảnh hưởng xấu sau:

Làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén: Trong thời kỳ mang thai, chị em thường gặp các triệu chứng ợ nóng, thay đổi tâm trạng và nôn. Tuy nhiên, khi tiêu thụ đường quá mức, những triệu chứng này có thể trở nên trầm trọng hơn và kéo dài dai dẳng. Do đó, nên ăn ít đường sau khi thụ thai.

Làm thiếu hụt dinh dưỡng: khi mang thai, có thể cảm thấy thèm ăn, đó là một triệu chứng bình thường trong thai kỳ. Bạn có thể thèm ăn kem, bánh mì kẹp thịt,… Các thực phẩm này đều giàu đường và chất béo. Khi tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường, lượng thức ăn giàu chất dinh dưỡng trở nên ít hơn, gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Làm trầm trọng hơn cảm giác mệt mỏi: khi mang thai chị em rất hay mệt mỏi. Ăn nhiều đường trong thời kỳ mang thai có thể làm trầm trọng thêm cảm giác này. Đường Sucrose có trong thực phẩm và đồ uống có đường làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm năng lượng của cơ thể.

Làm cho trẻ sinh ra cũng thích ăn đường: theo nghiên cứu, những phụ nữ thèm thức ăn có đường trong thời kỳ mang thai thường sinh ra những đứa trẻ khi lớn lên cũng thích ăn đường. Điều này làm cho chúng dễ bị bệnh béo phì và phát triển các bệnh liên quan khác trong tương lai.

Tăng cân: tất cả phụ nữ đều tăng cân trong thời gian mang thai, nhưng những chị em ăn nhiều đường hơn sẽ tăng cân hơn so với những phụ nữ mang thai khác. Tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể dẫn đến một số vấn đề như: Chứng tiền sản; Huyết áp cao; Đái tháo đường thai kỳ; Biến chứng khi sinh và chuyển dạ; Đau ở lưng, chân và hông; Nhức đầu.

Chế độ ăn kiêng ít đường cho phụ nữ mang thai

Tránh thực phẩm chế biến sẵn: thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều đường, mỡ bão hòa và muối. Tốt nhất nên có chế độ ăn kiêng tự chế biến để tránh những thành phần có hại. Tăng cường dùng rau quả tươi, thịt nạc, trứng, các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt và các protein lành mạnh có được từ đậu, quả hạch và đậu Hà Lan. Tăng lượng protein lên 80-100g hàng ngày để hạn chế thèm ăn.

Tăng lượng đường ở dạng tự nhiên: nếu thèm ăn đường, chị em nên ăn trái cây tươi. Trái cây tươi cũng có rất nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho bà mẹ mang thai.

Tránh các chất làm ngọt nhân tạo: một số phụ nữ dùng chất làm ngọt nhân tạo như một cách thay thế ăn đường trong thai kỳ. Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của chất làm ngọt nhân tạo lên thai nhi, nhưng tốt nhất nên hạn chế. Si rô bắp có chỉ số đường huyết thấp, là một lựa chọn tuyệt vời cho chất làm ngọt nhân tạo.

Hướng dẫn ăn uống lành mạnh trong thời kỳ mang thai

Chọn thực phẩm phục vụ cho nhiều mục đích: ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vì chúng sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu dinh dưỡng của bạn cùng một lúc. Ví dụ, sữa cho nhiều protein và canxi. Thịt bò nạc và thịt lợn cho protein, kẽm, sắt và vitamin B.

Không ăn các loại thực phẩm chỉ có lượng calo đơn thuần:  Ăn quá nhiều đồ ngọt trong khi mang thai, hoặc tiêu thụ quá nhiều calo sẽ làm giảm dung nạp các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy, chỉ nên ăn với mức độ vừa phải.

Không nên quá chú trọng ăn uống cho hai người: ăn quá nhiều là một trong những vấn đề chính với phụ nữ mang thai. Chỉ cần thêm 300 calo /ngày là đủ. Ăn quá nhiều sẽ tăng cân nhiều dễ dẫn đến đái tháo đường và chứng tiền sản giật.

Uống vitamin trước khi sinh: bổ sung vitamin trước khi sinh hàng ngày giúp cung cấp các chất dinh dưỡng như folate, sắt, vitamin và nhiều chất cần thiết khác. Sắt đặc giúp chống lại bệnh thiếu máu. Folate giúp phòng các khuyết tật thần kinh cho thai nhi.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước: uống nhiều chất lỏng / nước ít nhất 8 ly mỗi ngày. Ăn thức ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón. Ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, mì ống và bánh mỳ. Ăn ít nhất 24-36 g chất xơ mỗi ngày.

Tránh các loại thực phẩm chưa được tiệt trùng và không nấu chín: tránh ăn phô mai không được khử trùng và không nấu chín. Không ăn hải sản chế biến gỏi sống;. Hạn chế ăn cá và hải sản đóng hộp. Không uống đồ uống có cồn trong thời kỳ mang thai. không ăn cá chứa quá nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá ngừ.

Trọng Đoàn

 

 

Bài viết liên quan

Phát ban có phải là dấu hiệu của COVID-19 không?

Ngọc Nga

01 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-COV-2

admin

Ăn hành tây mỗi ngày ngừa loãng xương, viêm khớp và nhiều lợi ích khác

Ngọc Nga