Lợi ích của việc đi bộ

(CDC Hà Nam)

Đi bộ 1 giờ mỗi ngày giúp đốt cháy năng lượng, kích thích quá trình trao đổi chất. Điều đó đồng nghĩa với khả năng giúp bạn duy trì cân nặng hoặc giảm cân. Đi bộ có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

 Lượng calo thực tế đốt cháy sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ đi bộ, quãng đường, địa hình và cân nặng của bạn. ‏Ngoài ra, để giảm cân, không nên chỉ dựa vào việc đi bộ mỗi ngày mà còn phải kết hợp với chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Theo các nghiên cứu khoa học, đi bộ giúp giảm cân hiệu quả khi kết hợp với chế độ ăn ít calo. Hãy tăng cường chất xơ, protein, giảm dầu mỡ và tinh bột để hỗ trợ cơ thể giảm béo tối ưu.‏

‏‏Những lợi ích khác của việc đi bộ ‏

Không chỉ thúc đẩy giảm cân, đi bộ thực sự mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe khiến nó lọt vào ‘top’ những bài tập thể dục hàng đầu bạn nên tập. ‏‏

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đi bộ có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch không thua kém việc chạy bộ. Đi bộ 30 phút mỗi ngày, năm ngày mỗi tuần giúp giảm 19% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Tỉ lệ này còn giảm nhiều hơn nếu bạn tăng cường độ và quãng đường đi bộ mỗi ngày.‏

‏Làm dịu cơn đau khớp

Đi bộ giúp bảo vệ các khớp – đặc biệt là đầu gối và hông, những nơi dễ bị viêm xương khớp nhất. Hoạt động này giúp bôi trơn và tăng cường các cơ hỗ trợ khớp.‏

‏Đối với những người bị viêm khớp, đi bộ khoảng 8 – 9km/ tuần có thể giúp giảm đau khớp, cải thiện sức khỏe rõ rệt.‏

‏Cải thiện và ngăn ngừa các bệnh mạn tính

Các tình trạng khác nhau bao gồm tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường có thể được cải thiện nhờ đi bộ hàng ngày. ‏

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng đi bộ 15 phút ba lần/ngày (sau bữa sáng, bữa trưa và bữa tối) giúp cải thiện lượng đường trong máu nhiều hơn so với đi bộ 45 phút vào một thời điểm khác trong ngày. ‏

‏Tăng cường hệ miễn dịch

Hãy cố gắng đi bộ hàng ngày để trải nghiệm những lợi ích này. Nếu điều kiện thời tiết không tốt, bạn có thể thử đi bộ trên máy chạy bộ hoặc xung quanh khu nhà.‏

‏Săn chắc cơ bắp

Đi bộ có thể tăng cường cơ bắp ở chân. Để tăng cường sức mạnh, nên đi bộ leo dốc hoặc trên máy chạy bộ. ‏Ngoài ra, hãy kết hợp đi bộ với các hoạt động rèn luyện khác như đạp xe hoặc chạy bộ. Bạn cũng có thể thực hiện các bài tập tăng sức đề kháng như squat, lunge và gập chân để duy trì sự săn chắc và tăng cường cơ bắp chân.‏

Trọng Đoàn

 

Bài viết liên quan

Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

Ngọc Nga

Huyết áp thấp – Một nguyên nhân gây tai biến mạch não

Ngọc Nga

Từ ngày mai (1/12): Hơn 80 triệu chủ thẻ BHYT sẽ hưởng nhiều chính sách mới

CDC Hà Nam