Ăn thế nào sau phẫu thuật dạ dày?

(CDC Hà Nam)

Với bệnh nhân bị cắt một phần dạ dày thì tín hiệu điều hòa thức ăn xuống tá tràng bị rối loạn, do vậy thức ăn vừa xuống nhanh lại không được nghiền kỹ.

 Với bệnh nhân bị cắt một phần dạ dày do vậy thức ăn vừa xuống nhanh lại không được nghiền kỹ làm hạn chế sự tiêu hóa tiếp và hấp thu chất đạm và chất béo. Thức ăn xuống nhanh cũng làm kích thích lan tràn các tín hiệu ức chế ở ruột non khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, tức bụng, khó chịu làm cho bệnh nhân không ăn được đủ. Vì vậy, chế độ ăn của bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày phải lưu ý đảm bảo theo nguyên tắc.

Cho ăn nhiều bữa, tối thiểu 4 bữa, không quá nhiều chất đạm, béo. Thức ăn phải được nấu nhừ. Không ăn thức ăn sống. Không được ăn nhiều một lúc, tránh ăn nhiều canh. Chọn thức ăn dễ hấp thu như chất bột; đường không dùng đường đơn glucose và không dùng quá nhiều một lúc. Ăn chậm, nhai kỹ. Ăn xong phải nghỉ ngơi thoải mái.

Nguyên tắc chế biến: Cần chọn thực phẩm đa dạng, bổ sung thực phẩm làm hóa lỏng thức ăn, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho một khối lượng dịch quy định.

Thực đơn cụ thể:

2 ngày đầu: nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.

4 ngày tiếp theo (từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau mổ): ăn lỏng

Từ ngày 20 sau phẫu thuật trở đi, chuyển sang giai đoạn ăn cơm (không quá 1.500 kcal/ngày). Các thực phẩm nên dùng: khoai tây, bột gạo, bột sắn dây, sữa bột các loại, thịt nạc, rau tươi, giá đỗ, dầu thực vật, trứng (2-3 quả/tuần). Không nên ăn các loại hạt đậu, đỗ, lạc, dầu dừa, mỡ động vật.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Công văn hỏa tốc của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19: Tích cực rà soát lấy mẫu xét nghiệm giám sát sức khỏe người về từ huyện Cẩm Giàng, Hải Dương

Mậu Ngọ

23 mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 ngày 17/01/2021 đều có kết quả hiện tại âm tính

Ngọc Nga

Việt Nam ghi nhận ca mắc 2019-nCoV thứ 15 là trẻ mới ba tháng tuổi

Ngọc Nga