Khám sức khỏe nghề nghiệp, lợi ích thiết thực của người lao động

(CDC Hà Nam)

Mỗi công việc sẽ có đặc thù riêng và ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người lao động (NLĐ). Để bảo vệ sức khỏe NLĐ và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, theo quy định, hằng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho NLĐ.

Đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.

  1. Lợi ích của khám sức khỏe nghề nghiệp

Khám sức khỏe là kiểm tra tổng thể về tình trạng sức khỏe, qua đó sẽ phát hiện được các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề không biểu hiện ra bên ngoài, từ đó NLĐ có thể  điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc cho phù hợp để khắc phục sớm tình trạng bệnh của mình. Đồng thời, tạo điều kiện để NLĐ được phát hiện sớm các bệnh lý, bệnh nghề nghiệp, mang lại hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  1. Khám sức khỏe nghề nghiệp có thể phát hiện ra bệnh gì?

– Bệnh về đường hô hấp: Điểm chung của những NLĐ mắc các bệnh về đường hô hấp là do họ làm việc trong môi trường bụi  bẩn. NLĐ cần tự trang bị cho mình quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ chống bụi, khi tan ca cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

– Bệnh về tai: Thường gặp ở nhóm NLĐ làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn, thường xuyên nghe điện thoại,… Để giảm các bệnh về tai, NLĐ cần sử dụng nút tai chống ồn.

– Bệnh về da: Thường gặp ở các công nhân may tại các xí nghiệp da giầy, quần áo. Các bệnh phổ biến nhất là sạm da, dị ứng, viêm loét da… do môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với bụi từ vải, từ máy móc, keo và hóa chất,…Để giảm các bệnh về da, các doanh nghiệp cần trang bị cho NLĐ bảo hộ lao động, khẩu trang, gang tay,…

– Bệnh về xương khớp: Thường gặp ở những người làm công việc tính chất phải đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều, vận động nhiều…

Để phòng tránh, mỗi người cần có một chế độ vận động trong sinh hoạt và làm việc cũng như  tập luyện phù hợp và một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Bệnh căng thẳng và rối loạn cảm xúc

– Căng thẳng và rối loạn cảm xúc sẽ khiến cho bạn luôn trong trạng thái bực bội, chán nản, rất dễ cáu gắt với những người xung quanh và rất dễ có thể dẫn đến trầm cảm. Bệnh này thường gặp ở những người phải làm các công việc cần sự tập trung cao hoặc những người làm việc thường xuyên với máy tính hoặc các thiết bị điện tử.

– Để phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho NLĐ, các doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động cho NLĐ, thường xuyên cải tạo môi trường làm việc an toàn. Đặc biệt, NLĐ cần nâng cao ý thức tự giác thực hiện nghiêm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, đề xuất hoặc từ chối làm việc khi thấy rõ các nguy cơ, rủi ro tai nạn lao động có thể xảy ra để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình.

Phan Hạnh (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Tác hại của việc ăn nhiều muối đối với cơ thể

Ngọc Nga

Vì sao nhóm người sau cần phải tầm soát ung thư phổi định kỳ?

Ngọc Nga

Mẹ cần làm ngay những việc này khi bé ngạt mũi, sổ mũi hoặc khó thở

Ngọc Nga