Cảnh báo dấu hiệu viêm tuyến giáp ai cũng cần biết

(CDC Hà Nam)

Viêm tuyến giáp là hiện tượng viêm cấp hoặc mạn tính tại tuyến giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường gây thay đổi chức năng tuyến giáp. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời viêm tuyến giáp kéo dài có thể dẫn đến suy giáp không hồi phục.

Điều quan trọng hầu hết các bệnh nhân khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vậy làm thế nào để nhận biết viêm tuyến giáp là vô cùng quan trọng.

  1. Nguyên nhân và phân loại viêm tuyến giáp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tuyến giáp trong đó viêm tuyến giáp cấp tính thường thấy là do các loại vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus, Bacteroides. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận thấy một số loại vi khuẩn như Salmonella, Escherichia coli hoặc nấm Coccidioidomycosis, Actinomycoses, Aspergillosis… Vi khuẩn có thể tấn công tuyến giáp qua đường máu, đường bạch huyết hoặc một vết thương trực tiếp tại khu vực tuyến giáp.

Một số yếu tố nguy cơ khác còn phải kể đến là do tia bức xạ từ bên ngoài, có thể do xạ trị ung thư hoặc iốt phóng xạ; do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do viêm tuyến giáp tự miễn.

Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện của bệnh mà có thể phân chia viêm giáp thành các dạng khác nhau như: Viêm giáp cấp tính; Viêm tuyến giáp bán cấp; Viêm tuyến giáp mạn. Trong đó, bệnh viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính (Hashimoto) là loại viêm giáp thường gặp nhất.

  1. Biểu hiện viêm tuyến giáp

-Thể viêm giáp cấp tính

Viêm tuyến giáp cấp do nhiều nguyên nhân trong đó có thể là do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Do vậy mà người bệnh có các biểu hiện khá đặc trưng của tình trạng nhiễm trùng như: Mệt mỏi, người bệnh có thể sốt cao 38-40 độ C kèm theo ớn lạnh, rét run; Vùng cổ sưng nóng và đau, hướng lan về phía tai, xương hàm dưới, tự phát và tăng lên khi di động hoặc sờ nắn.

Ngoài ra, còn có biểu hiện khác như: khó nuốt, khó thở, khó nói, ho, chủ yếu là ho khan. Bệnh thường khỏi hoàn toàn không để lại di chứng nhưng có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

-Thể viêm tuyến giáp bán cấp

Nhiều người mắc thường bắt đầu với biểu hiện đau người, đau họng, sốt nhẹ. Sau đó người bệnh sốt cao đột ngột hoặc từ từ kèm với cơn đau vùng cổ và đau có thể lan lên tai ra khắp cổ, kèm khó nuốt, khó thở. Ở thể này tuyến giáp thường sưng to, rất đau, sờ mềm với đặc điểm bắt đầu từ một bên sau đó lan sang bên còn lại. Ở thể viêm tuyến giáp bán cấp người bệnh thường tự khỏi, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

-Nếu là viêm tuyến giáp dạng u hạt thường xuất hiện sau một đợt bị viêm hầu họng hoặc viêm đường hô hấp trên. Do vậy, bệnh thường khởi phát với triệu chứng đau người, đau họng, sốt nhẹ. Sau đó sốt cao, đau vùng cổ, thường sưng to tuyến giáp, sờ mềm, rất đau, thường bắt đầu từ một bên sau đó lan sang bên kia. Người bệnh đau có thể lan lên tai, hạn chế vận động cổ kèm theo triệu chứng khó nuốt, khó thở. Đặc điểm là đa số người bệnh sẽ trở lại bình giáp sau vài tuần hoặc xuất hiện suy giáp nhẹ, thoáng qua.

-Nếu là viêm tuyến giáp lympho bào thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Với đặc điểm bướu đột ngột to ra thì người bệnh không hề thấy đau như các dạng viêm khác. Bệnh có 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn cường giáp: Người bệnh thường xuyên thấy hồi hộp, ăn nhiều nhưng không lên cân.

+ Giai đoạn bình giáp: Tuyến giáp người bệnh có biểu hiện chắc lại, kéo dài trong gần 1 tháng.

+ Giai đoạn suy giáp:

+ Giai đoạn hồi phục: Bệnh có xu hướng kết thúc nhanh, tuy nhiên đối với phụ nữ mới sinh bị viêm tuyến giáp rất dễ tái phát ở lần mang thai sau.

– Thể viêm tuyến giáp mạn tính

Viêm tuyến giáp mạn tính có 2 loại:

+ Viêm tuyến giáp Hashimoto: Lúc đầu người bệnh rất khó nhận ra, khi bệnh nặng, tuyến giáp to lên, chèn ép cổ, bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy có vấn đề về trí nhớ. Biểu hiện bên ngoài như bướu to, mặt phù, giọng khàn, người bệnh sẽ luôn thấy mệt mỏi, tăng cân liên tục và đau cơ. Đây là loại ảnh hưởng xấu nhất đến cơ thể, có thể gây vấn đề về tim mạch, thần kinh và dị tật bẩm sinh.

+ Viêm tuyến giáp Riedel: Cổ người bệnh đột nhiên to, cứng như có khối, gây khó thở, khó nuốt. Bướu chắc, không di động.

  1. ‎Lời khuyên thầy thuốc

Tùy từng thể bệnh, giai đoạn mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Thông thường, tiên lượng những người bị tổn thương tuyến giáp đều khỏi bệnh và hoàn toàn có thể trở lại cuộc sống bình thường. Nguyên tắc điều trị viêm tuyến giáp chủ yếu là điều trị nội khoa. Phẫu thuật thường áp dụng khi người bệnh có bướu giáp to, không trở lại hoàn toàn như trước, vùng cổ bị chèn gây khó thở, khó nuốt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng vận động và sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì vậy, để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, cần có thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên hằng năm. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức, tránh để bệnh tiến triển xấu gây nguy hiểm.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

​Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng

Ngọc Nga

Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích tại trường học

hanh phan

Loại quả được gọi là “thần tiên”, có công dụng chữa bệnh tuyệt vời nhưng khi dùng cần lưu ý

Ngọc Nga