Phương pháp giáo dục phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

(CDC Hà Nam)

Mỗi phương pháp có đặc trưng riêng và tác động đến trẻ theo một hướng nhất định, do đó  giáo viên dùng phương pháp nào cũng quan trọng nên cần phối hợp các phương pháp tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến các mặt phát triển của trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan và tích cực hoạt động với đồ vật để phát triển.

 Phương pháp dùng tình cảm

Giáo viên dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn.

Phương pháp dùng lời nói

Giáo viên dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở được sử dụng phù hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với người xung quanh. Lời nói và câu hỏi của  giáo viên cần phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, gần với kinh nghiệm của trẻ.

Phương pháp trực quan minh họa

Giáo viên dùng phương tiện trực quan cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan. Phương tiện trực quan và hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc và kết hợp với lời nói minh họa phù hợp.

Phương pháp thực hành

Hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi ; Giáo viên sử dụng các đồ vật, dụng cụ đơn giản, phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục; Trẻ cùng làm theo và thao tác với các đồ vật; Luyện tập.

Phương pháp đánh giá, nêu gương

Giáo viên tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm hành vi, lời nói tốt của trẻ.

Ở lứa tuổi nhỏ khen, nêu gương và khích lệ trẻ làm được những việc làm tốt là chủ yếu. Có thể chê khi cần thiết nhưng nhẹ nhàng và không quá lạm dụng.

Giáo viên lồng ghép vào hoạt động học tập; Lồng ghép một cách trực quan cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu… làm phong phú thêm nôị dung, phương pháp học tập..

Giáo viên đưa vào hoạt động vui chơi ; Trò chơi lô tô, chuyện kể, thơ ca, … Qua các hoạt động theo thời điểm trong ngày, Ơ mọi lúc, mọi nơi; Thời điểm đón, trả trẻ; Trong giờ dạo chơi ngoài trời

Giáo viên hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn

Trường mầm non phối hợp với gia đình để giáo dục phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ tại gia đình;  Giúp hình thành thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết tự chăm sóc sức khỏe và an toàn cho bản thân.

Giáo viên cần nhận biết một số dấu hiệu khi trẻ ốm 

Giáo viên dậy trẻ nhận biết được dấu hiệu khi ốm như, mệt mỏi, đau đầu, ho, kém ăn,..

Giáo viên quan sát trẻ khi trẻ thể hiện được sắc thái khi ốm.

Chuẩn bị: Tranh, ảnh một số trẻ biểu hiện khi ốm; Giấy mầu, sáp, kéo, hồ dán.

Tiến hành: Cô giáo cho trẻ điểm danh số bạn đến lớp, vắng bạn nào (cô nêu nguyên nhân bạn ghỉ vì lí do ốm).

Cô đàm thoại cùng trẻ: Khi ốm các cháu thấy trong người như nào (trẻ tự kể). Cô tóm tắt cho trẻ những triệu chứng đơn giản khi ốm (mệt mỏi, nhức đầu, nghẹt mũi, kém ăn). Sau đó cô hỏi trẻ muốn không bị ốm, chúng ta phải làm gì (cho trẻ tự nói). Cuối cùng cô cho trẻ biết cách phòng tránh để không bị ốm như: ăn đầy đủ, đi ngoài trời nắng mưa phải đội mũ, mặc quần áo phù hợp vơi thời tiết. Cuối cùng chuyển sang hoạt động cắt, dán, các bạn đang buồn, đang bị đau…

Giáo dục an toàn cho trẻ, không chơi ở những nơi nguy hiểm  để trẻ hiểu là không được phép chơi ở những nơi dễ xảy ra tai nạn.

Chuẩn bị: Tranh, chuyện có hình vẽ về những nơi dễ xảy ra tai nạn như, hồ, ao, song, ngòi, một số vật dụng nguy hiểm như bếp lửa, bàn là, ổ điện, …

Giáo viên cho trẻ quan sát tranh và nhận xét của trẻ từng tranh. Qua tranh cô có thể sáng tác một câu chuyện liên quan đến an toàn,

Giáo viên dậy trẻ chăm sóc bạn ốm ( trẻ 5-6 tuổi) để trẻ biết cộng tác với các bạn trong trò chơi đóng vai, nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân bị ốm và phòng bệnh.

Trước khi chơi, giáo viên giải thích cho cả nhóm biết có một bạn búp bê ( ở góc chơi gia đình) bị cảm lạnh, cần các bạn đến chăm sóc. Bạn búp bê rất mệt. Bạn ấy bị cảm lạnh. Các con có biết vì sao bạn cảm lạnh không? Khi bạn bị cảm lạnh thì các con cảm thấy thế nào? Có dấu hiệu gì? Chúng ta có thể chăm sóc bạn ốm thế nào ? Đúng rồi, chúng ta cho ban uống nước cam, rồi mời bác sĩ đến khám bệnh. Chúng ta có thể làm được việc gì nữa? Giáo viên khuyến khích trẻ làm các việc chăm sóc búp bê ốm. Cho trẻ liên hệ cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân, chăm sóc người thân trong gia đình khi bị ốm.

Phan Hạnh (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Hà Nam: Thông báo 15 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

Ngọc Nga

Những “chiến binh nhí” trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19

Ngọc Nga

101 mẫu xét nghiệm Covid-19 có liên quan đến bệnh nhân 251 đều có kết quả âm tính.

Mậu Ngọ