Công tác phối hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học

(CDC Hà Nam)

Ngày nay cùng với với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có số lượng con ít hơn, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình, nhà trường và xã hội đặc biệt quan tâm.

 Công tác phối hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Vào đầu năm học hàng năm nhà trường tổ chức họp hội đồng, chuyên môm với các đoàn thể thống nhất chế độ ăn uống, thực đơn của trẻ và mời nhà cung cấp về ký hợp đồng thực phẩm như: Sữa, thịt, rau, cá, gạo, bún, mì. trứng… Nguồn cung cấp thực phẩm phải đảm bảo điều kiện: Cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm báo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm hợp đồng với nhà trường phải tươi sống như: Rau, thịt nhận vào mỗi buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì nhân viên mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như ẩm mốc, ôi thiu, kém chất lượng…sẽ cắt hợp đồng. Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo thì có biện pháp xử lý kịp thời không để tình trạng dùng thực phẩm kém chất lượng chế biến  thức ân cho trẻ.

Hằng năm nhà trường cần tuyên truyền kiến thức cho toàn thể cán bộ viên chức và nhân dân thấy được tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đời sống con người. Ngoài ra nhà trường cần tổ chức thi sáng tác thơ ca, hò vè.. về nội dung giữ vệ sinh và phòng ngừa ngộ độc trong tiêu dùng. Tất cả đều được cha mẹ học sinh và cán bộ viên chức đồng tình ủng hộ.

Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm:

Đối với nhân viên cấp dưỡng người trực tiếp thu mua và tiếp nhận nguồn thực phẩm nên tuyệt đối không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, thời hạn sử dụng  hoặc quá hạn sử dụng (đối với những thức ăn đóng gói) không mua những thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến nhưng không rõ nguồn gốc, nơi sản xuất, giấy phép đăng ký, đăng ký chất lượng… Đặc biệt, không mua thực phẩm không đảm bảo chất lượng như rau, quả, cá thịt không tươi…

Cấp dưỡng, nhân viên nhà bếp khi tiếp nhận thực phẩm phải có sổ ghi chép thời gian nhận thực phẩm về định lượng và tình trạng thực phẩm.Những thực phẩm bị dập nát có dấu hiệu không tươi, nghi ngờ hỏng, không đảm bảo chất lượng, không đúng với hợp đồng thì không được tiếp nhận và chế biến dùng cho trẻ. Các phẩm màu phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục cho phép của của Bộ Y tế thì không được dùng trong trường mầm non.

Khi giao nhận thực phẩm ngoài cấp dưỡng hoặc nhân viên nhà bếp cần có đại diện của nhà trường cùng kiểm tra thực phẩm. Khâu lưu trữ và bảo quản tại kho của bếp ăn nhà trường cần đảm bảo vệ sinh, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc kém chất lượng. Các hộp hoặc  chai lọ đựng gia vị, thực phẩm phải có nhãn tên, không cất giữ chung với các loại hóa chất diệt côn trùng, xà phòng, xăng dầu với kho thực phẩm.

Mậu Ngọ (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Theo dõi sức khỏe và phòng dịch cho trẻ tại trường mầm non

hanh phan

8 chất chống oxy hóa tốt nhất cho sức khoẻ làn da

CDC Hà Nam

Bản tin công tác phòng, chống dịch ngày 20/9

Mậu Ngọ