Bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh

(CDC Hà Nam)

Học sinh là lứa tuổi dễ bị mắc các bệnh lý như: cong vẹo cột sống; bệnh răng miệng; béo phì; nhiểm trùng đường tiểu; rối loạn sức khỏe tinh thần…Tuy nhiên bệnh cong vẹo cột sống là thường gặp nhất và cũng để lại hậu quả nhiều nhất nếu phát hiện muộn và can thiệp không kịp thời.

Bệnh cong vẹo cột sống là gì?

Học sinh là lứa tuổi dễ bị mắc các bệnh lý như: cong vẹo cột sống; bệnh răng miệng; béo phì; nhiểm trùng đường tiểu; rối loạn sức khỏe tinh thần…Tuy nhiên bệnh cong vẹo cột sống là thường gặp nhất và cũng để lại hậu quả nhiều nhất nếu phát hiện muộn và can thiệp không kịp thời. Do dó, các bậc phụ huynh nên chú ý đến tư thế của các trẻ em để phòng trành sớm bệnh cột sống này.

Cột sống có nhiều đoạn, có độ ưỡn sinh lý, đường cong sinh lý khác nhau. Thường thì cột sống lưng có đường cong sinh lý hơi nhô về sau. Nhưng khi nhìn từ phía sau đến phía trước thì là một đường thẳng.  Cột sống bị biến dạng có thể là gù, ưỡn ra trước, cong vẹo hoặc kết hợp gù và cong vẹo. Trên thực tế thì thường gặp loại kết hợp này.

Nguyên nhân thường gặp

Cong vẹo cột sống là bệnh thường gặp. Đây là sự bất thường của cột sống bị cong về bên trái hoặc bên phải. Bệnh cong vẹo cột sống thường xảy ra ở độ tuổi 8 đến 14 tuổi, do lúc này xương vẫn đang trong quá trình phát triển. Do ngồi học không đúng tư thế, thường là gác 1 chân lên ghế, hay mang cặp sách quá nặng hoặc nặng một bên, hay bàn học không đúng tiêu chuẩn, hay ngồi trên ghế bị yếu nhìn thấy võng xuống…

Dấu hiệu nhận biết

Khi cột sống bị cong vẹo, sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như: thay đổi đường cong sinh lý của cột sống, hai vai mất cân đối, không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra. Ngoài ra có thể thấy ụ lồi trên lưng do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên. Cột sống có thể bị gù, đặc biệt ở vùng lưng, thắt lưng, thường gù cong đều khiến đầu có xu hướng nhô ra trước. Nếu bị ưỡn, cột sống vùng thắt lưng cong ra phía trước, vai so lại.

Cách phòng bệnh

Dự phòng mắc bệnh là rất quan trọng. Chúng ta có thể dự phòng bằng một số cách như:

– Tạo cho trẻ tư thế ngồi học ngay ngắn, ở nơi có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, chiều cao của trẻ. Trẻ ngồi thoải mái, không bị nhô vai lên hay hạ vai xuống. Trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể, đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.

– Học sinh cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh cong Vẹo cột sống

– Cần cho trẻ tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, khuyến khích trẻ chơi các môn thể thao  như bóng chuyền, đu xà, bơi lội.

– Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ để phòng các bệnh lao, bại liệt…

Ngọc Nga (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Đối phó với bệnh đau nửa đầu Migraine

Ngọc Nga

Tại sao da dễ bị rôm sảy vào mùa hè?

Ngọc Nga

Nguy cơ khi phụ nữ có testosterone cao

admin