Một số bệnh về đường hô hấp trẻ hay mắc tại trường mầm non

(CDC Hà Nam)

Giáo viên cần biết quan tâm, chăm sóc trẻ tại trường mầm non khi trẻ bị bệnh đường hô hấp để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi trẻ bị ốm. Phát hiện sớm trẻ bị bệnh và nhất là khó thở để kịp thời cấp cứu cho trẻ.

  1. Viêm họng đỏ

Khi trẻ bị viêm họng đỏ, giáo viên biết quan sát và phát hiện nhiều trẻ bị rét run, mệt mỏi, kém ăn, đau đầu, đau mình mẩy.  Họng có cảm giác nóng rát, nhất là khi ho, khi nói;  Mũi chảy nước đục, mủ, tắc mũi;  Ho từng cơn có đờm, giong nói khàn

  1. Viêm phổi ở trẻ em

Nguyên nhân do vi khuẩn và virut có sẵn trong vùng họng như phế cầu, liên cầu, tụ cầu… hoặc do các virut cúm, sởi, thủy đậu…  Biểu hiện có thể xảy ra thứ phát sau khi trẻ mắc các bệnh cấp tính khác.

Yếu tố thuận lợi: Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ mắc; Cơ địa của trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng, còi xương nặng dễ mắc hơn.

Thời tiết hay gặp vào mùa lạnh, nhất là khi thay đổi thời tiết. Điều kiện sinh hoạt vệ sinh kém. Do vậy, nhà trường cần đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho trẻ để đảm bảo sức khỏe trẻ.

Triệu chứng Gồm 3 loại triệu chứng:

Triệu chứng nhiễm khuẩn: Trẻ sốt cao, nôn trớ, mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, da xanh, môi khô, lưỡi bẩn.

Triệu chứng hô hấp: Trẻ khó thở, nhịp thở nhanh, nông, có khi thở không đều, cánh mũi phập phồng…nghe phổi có ran ẩm to, nhỏ hạt, ran rít, ran ngáy.

Các triệu chứng khác: mạch nhanh, tim đập nhanh, nhỏ, yếu, có thể rối loạn tiêu hóa nặng hoặc các triệu chứng thần kinh như co giật hoặc ngủ li bì không đánh thức được.

Giáo viên tại trường mầm non cần phát hiện sớm trẻ bị bệnh và nhất là khó thở để kịp thời cấp cứu cho trẻ.

Giáo viên cần đảm bảo chế độ chăm sóc: cho trẻ nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa, nới rộng quần áo, tã lót, hút đờm rãi, nhỏ thuốc mũi cho trẻ, nếu sốt cao đắp khăn ướt lên trán.

Khi trẻ bị ốm đến trường giáo viên cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, với trẻ bú mẹ nên dùng thìa tránh gây khó thở vì ăn.

Nhà trường cần có thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao.

Phòng bệnh: Giáo viên cần nhắc cha em trẻ tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng; Nhà trường và gia đình cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất suy dinh dưỡng. Phòng các bệnh lây cấp tính bằng cách tiêm phòng triệt để theo đúng quy định. Đề phòng các trường hợp nhiễm khuẩn.

Mậu Ngọ (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về vaccine COVID-19 cho trẻ em

Ngọc Nga

Sáng 27/7, không có ca mắc mới COVID-19, gần 12.000 người cách ly chống dịch

CDC Hà Nam

Hà Nam: 96 mẫu xét nghiệm ngày 27/07/2020 đều có kết quả âm tính với SARS-COV-2

Ngọc Nga