Rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo thông qua giờ ngủ trưa

(CDC Hà Nam)

Đây là mội biện pháp quan trọng nhất trong các biện pháp giáo dục giờ ngủ trưa cho trẻ, bởi qua biện pháp này sẽ giúp cô nắm bắt được tâm sinh lý của từng cá nhân trẻ, để từ đó cô tìm ra biệm pháp giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn.

Khi trẻ ngủ cô đi quan sát xem trẻ nào khó ngủ, cô có thể lại vỗ về, ăn cần cho trẻ để trẻ có niềm an ủi và chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.    Giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo thông qua mọi lúc mọi nơi: Giáo dục giờ ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo ở mọi lúc mọi nơi đây là một biện pháp hết sức quan trọng vào việc rèn luyện thói quen, kỹ năng sống và hình thành nhân cách cho trẻ, bởi trẻ mẫu giáo mới bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ định, cho nên trẻ dễ nhớ nhưng mau quên. Vì vậy, hoạt động ở mọi lúc mọi nơi là thời gian cô gần gủi trẻ nhiều nhất, để theo dõi được từng cá nhân trẻ, bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào cô cũng lồng ghép được nội dung giáo dục rèn thói quen giờ ngủ trưa cho trẻ, thông qua hoạt động này cô thường xuyên nhắc nhỡ và giáo dục trẻ để hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống.

Phối hợp với gia đình: Gia đình là cái nôi hình thành y ‎thức cho trẻ. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng giấc ngủ trưa của trẻ làm ảnh hưởng đến việc học tập và hình thành nhân cách cho trẻ mai sau. Giúp phụ huynh nắm rõ và cùng thảo luận đưa ra các biện pháp để giáo dục trẻ rèn luyện thói quen giờ ngủ trưa cho trẻ đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy việc kết hợp với gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay là một vấn đề hết sức quan trong, tạo tiền đề biết bao nhiêu thành công trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có câu nói “Một cây làm chẵng nên non, ba cây chụm lại nên hoàn núi cao”, đúng vậy, nếu chúng ta biết cách phối hợp với nhau để cùng nhau giáo dục trẻ thì chắc chắn sẽ thành công.

Nêu gương cuối ngày: Nêu gương là món ăn tinh thần của trẻ mẫu giáo, bởi tâm l‎y trẻ mẫu giáo thích khen hơn là chê, lúc nào trẻ cũng muốn được người lớn khen và còn khen nhiều, đặc biệt là cô giáo mình khen, vì vậy hàng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày, trước khi cắm cờ tôi cho trẻ nhận xét về mình, về bạn trong ngày xem trẻ đã làm tốt chưa, đã tự mình ngủ trưa chưa, trong giờ ngủ trưa có nói chuyện riêng không?

Ngoài ra hàng ngày tôi còn đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan, trong giờ ngủ trưa  để trẻ tham gia thực hiện, nhằm khích lệ trẻ tích cực tham gia vao các hoạt động mang tính tự giác, ngoan ngoãn, học tốt mong được cắm cờ, vì trẻ ở lứa tuổi này thích được động viên khen ngợi, nếu được khen ngợi trẻ thêm tự tin và hào hứng, thực hiện tốt các yêu cầu của cô đề ra.

Từ những biện pháp trên đã giúp tôi rút ra nhiều kinh ngiệm và bài học bổ ích đó là: Giáo viên mầm non không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, luôn nghiên cứu, tìm tòi tìm ra những phương pháp, biện pháp sáng tạo, lồng ghép sao cho phù hợp vào nội dung cần giáo dục, sưu tầm những bài hát ru và các làn điệu dân ca mang đậm đà tinh yêu quê hương đất nước, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, thơ ca, truyện kể, trưng bày ở các góc tuyên truyền và thư viện của bé ngày càng phong phú, và đa dạng, luôn thay đổi đồ dùng đồ chơi và trang trí các góc theo từng chủ điểm, để tạo sự mới lạ, hấp dẫn lôi cuốn trẻ…Trong các hoạt động cô lồng ghép nội dung giáo dục rèn luyện giờ ngủ trưa cho trẻ, kể cho trẻ nghe những câu truyện mang tính huyền thoại, hát cho trẻ nghe những bài hát dân ca mang đậm tình thương vào các hoạt động để giáo dục trẻ. Phải thường xuyên nêu gương, và khích lệ tinh thần, để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

Đối với gia đình thì phải thật sự là mái ấm đầy tình thương, bố mẹ là tấm gương đầy mẫu mực về mọi hành vi cử chỉ, ứng xử trong cuộc sang để trẻ noi theo.

Đối với cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn luôn có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, luôn thận trọng trong mọi hành vi ,cử chỉ của mình, luôn thân thiện, ân cần, yêu thương gần gủi trẻ, tạo cho trẻ có niềm tin, để giúp trẻ có một tâm sinh lý thoải mái, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách con người ở trẻ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong công cuộc xây dựng con người mới trong xã hội hiện nay.

Mậu Ngọ (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Bệnh nhân COVID-19 cần thời gian bao lâu để tiêm chủng?

admin

CDC Hà Nam tiếp tục thông tin về xét nghiệm 02 trường hợp nghi nhiễm SARS-COV-2 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Ngọc Nga

Những bệnh truyền nhiễm không còn là mối đe dọa khi tiêm vắc-xin

CDC Hà Nam