Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn phòng ngừa bạo lực học đường

(CDC Hà Nam)

 Hiện nay tình trạng bạo hành trẻ lứa tuổi mầm non đang là một vấn đề nhức nhối trong dư luận bởi tính nghiêm trọng của sự việc. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý của trẻ mà còn ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Những trẻ em đã từng bị bạo hành thường bị ảnh hưởng tâm lý và sự phát triển về thể chất. Nhiều trẻ còn bị mắc chứng rối loạn và căng thẳng hậu chấn thương và nguy hiểm hơn, những di chứng sau khi trẻ bị bạo lực còn có thể theo đến suốt cuộc đời.

Câu nói rất mộc mạc và giản dị “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” của vị lãnh tụ Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói về vẻ ngây thơ hồn nhiên và ngộ nghĩnh của thế hệ mầm non. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình là tương lai của đất nước. Trẻ em rất đáng yêu, đó là món quà mà cha mẹ được ban tặng. Tất cả trẻ em được sinh ra đều như tờ giấy trắng nhưng khác nhau ở xuất phát điểm và con đường đi phía trước.

Mọi trẻ em đều có quyền sống học tập, tham gia và bảo vệ không bị xâm hại, trong môi trường an toàn, lành mạnh , thân thiện và bình đẳng không bị phân biệt đối xử. lợi ích của trẻ phải được đặt lên hàng đầu bởi vì trẻ em là nhân tố nguồn đến sự phát triển kinh tế xã hội của gia đình xã hội và toàn dân tộc. Để trưởng thành và phát triển thì cần có cách giáo dục của từng gia đình và môi trường giáo dục. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy giáo dục thế hệ trẻ là một quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của toàn bộ xã hội mà giáo dục nhầ trường là nòng cốt. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đổi mới phương thức quản lý phát triển tổng thể các yếu tố chi phối quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Trước tiên là tiếp thu nắm vững những đặc điểm của từng trẻ, đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của đa số trẻ, nắm vững gia cảnh điều kiện hoàn cảnh của gia đình trẻ. Nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục của trường lớp mình chủ nhiệm.

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Trong thời gian gần đây tình trạng bạo lực học đường đang rộ lên và trở thành vấn đề nóng bỏng ảnh hưởng rất nhiều đến con trẻ. Tuy chỉ xuất hiện ở một số cơ sở giáo dục tư thục hoặc cơ sở giáo dục tư nhân nhưng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới ngành giáo dục. Chỉ vì một con sâu mà làm rầu nồi canh, làm cho xã hội có cách nhìn lệch lạc về ngành giáo dục. Đặc biệt là ngành giáo dục mầm non chịu tai tiếng rất lớn. Trẻ em lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn vàng để phát triển tâm sinh lý. Môi trường tốt an toàn lành mạnh thì ắt đứa trẻ đó sẽ phát triển toàn diện tốt về mọi mặt cả về thể chất lẫn tâm tư tình cảm. Nhưng nếu đứa trẻ sống trong cảnh luôn bị mắng chửi dè bửu và hành hạ thì đứa trẻ đó sẽ hình thành tính hung hăng hiếu thắng hoặc tự kỷ. Bởi vậy môi trường sống là yếu tố quyết định nên sự hình thành tính cách của trẻ. Do đó, môi trường

gia đình, môi trường nhà trường và môi trường xã hội phải có mối quan hệ khăng khít và hỗ trợ nhau thật tốt mới có thể hình thành nên một con người có ích. Vậy nhà trường cấn có những giải pháp cụ thể ngăn ngừa bạo hành trẻ em lứa tuổi mầm non.

Bạo lực học đường hiện nay xảy ra rất nghiêm trọng. Trên cả nước có rất nhiều trường hợp và dẫn đến hậu quả đáng tiếc ở tất cả các cấp học. Tuy chỉ là một số cơ sở nhưng đã làm ảnh hưởng tới toàn ngành giáo dục. Đối với lứa tuổi mầm non đã xảy ra tại một số cơ sở trông trẻ tư nhân, trường tư thục không được nhà nước cấp phép hành nghề. Nhưng chính từ những vết xước đó đã làm cho ngành giáo dục mầm non phải chịu một cái tiếng xấu là bảo mẫu dữ như cọp. Nghề giáo viên mầm non so với các nghề khác thì vất vả nhất với đặc thù chung của ngành. Luôn đi sớm về muộn thức khuya dạy sớm, thậm chí bỏ cả việc gia đình con cái mình để lo cho con người, với mức thu nhập thấp không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình cũng không thể làm thêm được việc gì để thêm thu nhập. Chưa hết đè nặng lên đôi vai của giáo viên mầm non là áp lực nơi cơ quan, phụ huynh và hiện nay thêm vấn đề của xã hội là bạo hành trẻ. chỉ một cá nhân nào đó gây ra đã làm ảnh hưởng tới toàn thể đội ngũ giáo viên.

Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, chủ động phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn và kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường. tổ chức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng chống bạo lực cho người dạy và người học. Các cơ sở giáo dục cần tổ chức các hoạt động giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường và rèn luyện kỹ năng sống cho người học. Tuyên truyền rộng rãi cho gia đình và toàn xã hội biết được hậu quả của bạo lực trẻ để mọi người cùng chung tay xây dựng xã hội lành mạnh và bảo vệ trẻ em.

Phan Hạnh (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Bạn đã biết rửa tay đúng cách để ngừa nCoV?

CDC Hà Nam

Hà Nam: Thông báo 138 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

admin

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng 18/8

Mậu Ngọ