Cách phòng bệnh cho trẻ tại trường học

(CDC Hà Nam)

Hiện nay, hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và đe dọa đến sức khỏe, trí tuệ và tương lai của con trẻ khi trẻ đến trường học. Do vậy, nhà trường, bố mẹ trẻ nên tạo cho trẻ thói quen tốt để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng các phương pháp.

Vệ sinh

Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa tay cho trẻ khi đi từ bên ngoài về nhà.

Trẻ từ 3 tuổi trở lên, nhà trường, bố mẹ có thể hướng dẫn cách giữ gìn vệ sinh cá nhân như: tự rửa tay chân, thay quần áo, không đưa vật lạ vào miệng, không ngậm mút đồ chơi, không dụi tay vào mắt, khi hắt hơi hoặc chảy mũi phải biết dùng giấy lau.

Thày cô giáo nên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, nhất là khi chế biến thức ăn, ẵm bồng, vệ sinh cho trẻ tại trường học.

Lưu ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh bằng cách đi tất, găng tay, quàng khăn và đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.

Bảo vệ sạch sẽ môi trường xung quanh: Nhà trẻ, trường mầm non và hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh những bề mặt tiếp xúc hàng ngày như: bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, sàn nhà, đồ chơi dụng cụ học tập,… bằng chất có cồn hoặc các dung dịch kháng khuẩn.

Dinh dưỡng

Nhà trường xây dựng thực đơn dinh dưỡng, khoa học cho trẻ: đảm bảo ăn chín, uống sôi, lưu ý vệ sinh các vật dụng nấu ăn và sinh hoạt hàng ngày trước khi dùng.

Nhà trường đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng và chất khoáng theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi.

Nhà trường tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin A, vitamin C, Vitamin D, Vitamin E, Kẽm, Sắt, Omega 3,… hỗ trợ quá trình hoạt động miễn dịch, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo các hệ cơ quan hoạt động tốt nhất.

Tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, không cho mút tay, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, vật dụng ăn uống chưa được khử trùng.

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tiêm chủng là một hoạt động đầu tư tài chính khôn ngoan,  tiêm chủng sẽ giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc y tế, đồng thời tăng năng suất kinh tế.

Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (EPI), với sự hỗ trợ của UNICEF cho biết, vắc xin đã thanh toán thành công bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván trẻ sơ sinh và kiểm soát bệnh sởi. Trong 25 năm qua, vắc xin đã bảo vệ được hàng triệu trẻ em Việt Nam và ngăn chặn nhiều ca tử vong do các bệnh chết người ở trẻ em như bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván,… Đồng thời bảo vệ vô số trẻ khỏi bệnh tật và khuyết tật vĩnh viễn.

Hiện nay, đa số trẻ em đều được tiêm vắc xin Covid-19, do đó tiêm chủng các vắc xin khác hỗ trợ tăng cường đề kháng miễn dịch, tạo “miễn dịch chéo không đặc hiệu” với Covid-19, chống biến chứng nặng, nhập viện và tử vong do Covid-19 là rất quan trọng như vắc xin sởi – quai bị – rubella, vắc xin cúm, vắc xin phòng thủy đậu, bạch hầu – ho gà – uốn ván…

Hồng Hạnh (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Phòng chống bệnh viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ)

hanh phan

Họp BCĐ phòng chống dịch bệnh Covid-19: Hà Nam có một trường hợp từ Đà Nẵng về có biểu hiện nghi ngờ nhiễm SARS – CoV-2

Ngọc Nga

Gần 5 nghìn người là lực lượng tuyến đầu chống dịch đã tiêm vắc- xin phòng Covid-19

Ngọc Nga