Cúm B cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do virus cúm hoặc bội nhiễm vi khuẩn.
Thời tiết miền Bắc trở lạnh trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho các các bệnh hô hấp gia tăng, trong đó có nhiều trẻ mắc cúm B.
Vậy, những trẻ nào có nguy cơ biến chứng nặng do cúm B?
Tuy nhiên, cúm B cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do virus cúm hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như: Viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan (rất hiếm).
Trẻ có nguy cơ biến chứng nặng:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi.
Trẻ có các bệnh mạn tính: Bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh/mắc phải, bệnh gan, bệnh thận, bệnh hen, bệnh phổi mạn, bệnh tăng áp phổi, trẻ được dùng các thuốc ức chế miễn dịch, mắc các bệnh ung thư, bệnh máu rối loạn chuyển hóa, béo phì…
Triệu chứng của trẻ mắc cúm B
Cũng giống như mắc cúm A, các triệu chứng thường gặp bao gồm: Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức. Trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). Mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh, và đa số trẻ sẽ bình phục sau 1-2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.
Phần lớn bệnh cúm B nhẹ tự khỏi, tuy nhiên vi rút cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do vi rút cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. Các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như: viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan nhưng rất hiếm.
Cha mẹ cần cho trẻ mắc cúm B đến các cơ sở y tế khi thấy các dấu hiệu sau:
– Trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt (phòng thoáng mát 26-29 độ, chườm nước ấm tích cực) nhưng nhiệt độ không hạ. Hoặc trẻ sốt cao ≥ 38,5 độ C quá 3 ngày không có xu hướng thuyên giảm;
– Trẻ thở nhanh, thở bất thường: thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp;
– Mạch nhanh so với tuổi (khi trẻ không sốt) vân tím, lạnh chi (khi không sốt cao);
– Trẻ không ăn/uống;
– Trẻ có biểu hiện mất nước: môi se, mắt trũng, niêm mạc miệng/lưỡi khô, khát nước đòi uống nước, hoặc đi tiểu ít (theo dõi thấy bỉm/tã ít ướt hơn bình thường);
– Thay đổi ý thức: trẻ không chịu chơi, quấy khóc, li bì, co giật…
– Trẻ lớn thấy kêu đau bụng/đau ngực, nôn nhiều…
– Hoặc cha/mẹ/người chăm sóc cảm thấy lo lắng bất an về trẻ;
– Trẻ có các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng.
Thanh Huyền (tổng hợp)