Dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm trong ngày hè nắng nóng

(CDC Hà Nam)

Triệu chứng chính của ngộ độc thức ăn là tiêu chảy, đi kèm với nôn ói.

Thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn.

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm nếu có hai người trở lên có biểu hiện bệnh tương tự nhau sau khi cùng cùng ăn một loại thực phẩm, người không ăn thì không bị bệnh.

Người bệnh chỉ có biểu hiện bệnh ở đường tiêu hoá (đau bụng, nôn, tiêu chảy) có thể có các biểu hiện của mất nước (thường có khát nước), nhiễm trùng (thường có sốt). Nguyên nhân thường do vi sinh vật.

Các biểu hiện bệnh phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà ở các cơ quan khác ví dụ thần kinh, tim mạch,… thực phẩm được biết là loại không có chất độc tự nhiên. Nguyên nhân thường do hoá chất.

Bệnh xuất hiện sau khi ăn loại thực phẩm nhất định trong tự nhiên được biết có thể có độc tố: ví dụ sắn, măng, cá nóc, cóc,… Do chính các loại thực phẩm này vốn có độc tố.

Bác sĩ cảnh báo, ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau:

– Các biểu hiện bệnh nặng ở đường tiêu hoá hoặc mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện các triệu chứng thần kinh, đặc biệt nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nói ngọng, tê, liệt cơ, co giật, đau đầu, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.

– Có máu hoặc chất nhày trong phân, đái ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm), đau họng.

– Sức đề kháng của cơ thể kém: Trẻ dưới 2 tuổi, người cao tuổi, đang dùng các thuốc gây giảm miễn dịch (thường dùng trong bệnh khớp, ung thư, dị ứng), suy dinh dưỡng, bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.

Cách sơ cấp cứu ngộ độc thực phẩm

Bác sĩ khuyến cáo mọi người lưu ý đến các biểu hiện bệnh nặng và sơ cấp cứu tuỳ theo từng tình trạng: Ví dụ bất tỉnh, thở yếu, ngừng thở, khó thở, co giật; Có thể uống nước gây nôn nếu: người bệnh từ 2 tuổi trở lên, còn tỉnh táo, mới ăn trong vòng 1 vài giờ và chưa nôn.

Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất hoặc người hỗ trợ nếu bệnh nặng, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Bên cạnh đó, nên giữ lại thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả nhãn mác, thậm chí chất nôn của người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.

Khi thấy có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm phải thông báo cho cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đủ nhân lực đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có thể ngăn chặn kịp thời ngộ độc thực phẩm tiếp diễn.

Phan Hạnh (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Hà Nam: Công bố 35 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

admin

Thêm một loại vắcxin 5 trong 1 mới miễn phí cho trẻ

CDC Hà Nam

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng ngày 15/10/2021

Ngọc Nga