Phòng bệnh dại

(CDC Hà Nam)

Rất nhiều loài động vật có thể truyền bệnh dại, nhưng hay gặp nhất là ở chó, mèo…. Chúng có thể truyền vi rút gây bệnh dại qua vết cắn, qua vùng da bị trầy xước. Việc xử trí vết thương sau khi bị chó cắn cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng sống còn đến sức khỏe sau này của bệnh nhân. Cùng với thói quen thả rông chó, mèo và vật nuôi khác, thời tiết nắng nóng mùa hè là điều kiện thuận lợi để bệnh dại bùng phát.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải được điều trị dự phòng bằng vắc xin dại. Khoảng 60.000-70.000 người tử vong vì căn bệnh này, chủ yếu được báo cáo ở các nước thuộc vùng nhiệt đới.

Với những vết thương nhỏ bạn có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên khi vết thương lớn, sâu hoặc bị hở, bạn nên đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách. Ở người lớn ít gặp vết cắn trên đầu, cổ. Tuy nhiên, hầu hết các vết cắn ở trẻ em là ở vùng đầu mặt, tập trung ở môi, mũi hoặc má. Đối với trẻ em dưới 10 tuổi, mất máu sau chấn thương động mạch cảnh là nguyên nhân chính gây tử vong. Vì vậy khi trẻ em bị chó (hoặc động vật khác) cắn có thể gây chấn thương nặng và hồi sức cấp cứu là ưu tiên hàng đầu. Trẻ bị chó cắn ở mặt hoặc đầu cần được cố định cổ cho đến khi loại trừ các tổn thương cột sống cổ.

Vết cắn ở các chi đặc biệt bàn tay, bàn tay có nhiều ngăn nhỏ và tương đối thiếu các mô mềm ngăn cách da với xương, khớp. Khi bị chó cắn, bệnh nhân cần được kiểm tra cẩn thận các chấn thương và ảnh hưởng dây thần kinh nếu bị chó cắn ở bàn tay.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh duy nhất

Theo WHO, hiện chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được bệnh dại. Một khi đã nhiễm vi rút dại, người bị dại chắc chắn không có cách cứu chữa. Khi lên cơn dại, tỷ lệ tử vong là 100%.

Biện pháp duy nhất để cứu người khi bị chó mèo dại cắn là tiêm vắc xin dại và huyết thanh dại càng sớm càng tốt.

Người dân ngay sau khi bị chó mèo cắn, cẩn rửa vết thương với xà phòng dưới vòi nước chảy trong khoảng 15 phút; hoặc bằng các chế phẩm sát trùng như cồn trắng, cồn i ốt, hoặc ô xy già. Sau đó, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn tiêm phòng dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam hay tự chữa bệnh tại nhà để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Đối với vắc xin phòng bệnh dại, mỗi người nếu bị chó mèo cắn cần tiêm 5 mũi. Tuỳ tình trạng vết cắn, có thể chỉ cần tiêm vắc xin hoặc kết hợp với huyết thanh kháng dại.

Bên cạnh đó, để chủ động phòng bệnh dại, người dân cần tiêm vắc xin  phòng dại định kỳ cho chó mèo và không thả rông vật nuôi.

Hiện nay, vắc xin dại đã được sản xuất theo công nghệ mới nên rất an toàn, đáp ứng miễn dịch cao khi tiêm đủ liều. Vắc xin  dại thế hệ mới không chứa các tế bào thần kinh nên không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe và trí nhớ của người tiêm.

Thanh Huyền (tổng hợp)

Bài viết liên quan

8 chất chống oxy hóa tốt nhất cho sức khoẻ làn da

CDC Hà Nam

Người bị viêm gan B – Một trong các đối tượng dễ bị tổn thương bởi COVID-19

Ngọc Nga

5 triệu chứng của ung thư phổi thường bị bỏ qua vì giống với cảm cúm thông thường

Ngọc Nga