Người dân cần chủ động phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

(CDC Hà Nam)

Từ tháng 8/2023 đến nay, dịch đau mắt đỏ tăng nhanh trên địa bàn toàn tỉnh. Theo khuyến cáo của ngành chức năng, nếu không có biện pháp phòng, chống kịp thời sẽ lây lan thành dịch, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của cả cộng đồng.

Tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ thường do các chủng virus như: Adenovirus, Enterovirus, Coxsackie gây ra, lây lan qua đường hô hấp và qua tiếp xúc. Biểu hiện của bệnh có thể dễ nhận biết như: Mắt đỏ, sưng tấy, mắt có nhiều rỉ, rất khó chịu. Khi bị bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế khám chữa và được tư vấn điều trị; không được tự mua thuốc điều trị, nhất là các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Theo bác sỹ chuyên khoa về mắt, bệnh nhân đau mắt đỏ thường không đi khám và đều tự mua thuốc về dùng. Các loại thuốc này đều chứa corticoid, dễ dẫn đến biến chứng loét giác mạc, bội nhiễm nặng nếu lạm dụng. Khi bị đau mắt đỏ, người dân nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sỹ tư vấn điều trị thuốc.

Nếu trẻ bị đau mắt đỏ, gia đình không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi công cộng; đồng thời  vệ sinh mắt và nhỏ thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Trước và sau khi vệ sinh mắt cho con, cha mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; thường xuyên đeo khẩu trang khi vệ sinh, tiếp xúc gần với con; hạn chế ôm hôn và sử dụng chung các vật dụng của con với các thành viên khác trong gia đình.

Người lớn bị đau mắt đỏ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ; hạn chế sử dụng nước ở các nguồn nước bị ô nhiễm, đi bơi… (Sức khoẻ & Đời sống, trang 3, số ra ngày 3.10).

Đinh Hạnh (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Điểm báo ngày 10/5/2019

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 06/10/2020

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 15/6/2021

CDC Hà Nam