Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh phát sinh, phát triển, dễ lây lan như: thủy đậu, quai bị, rubella, cúm A, sởi, tay chân miệng, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, bệnh tả, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, …
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mọi người đều có thể mắc các bệnh, dịch truyền nhiễm, nhưng đối tượng dễ mắc nhất vẫn là trẻ em.
Để hạn chế các bệnh dịch mùa hè, chúng ta cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như sau:
* Nâng cao sức đề kháng của cơ thể:
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: thường xuyên rửa tay xà phòng với nước sạch;
– Hạn chế ra ngoài trời và khi cần ra ngoài phải đội mũ, nón phòng say nắng;
– Không ăn những thức ăn chưa nấu chín như: tiết canh, nem chua, thịt các loại nấu tái, trứng sống, gỏi cá; không ăn uống ở những hàng quán không có đủ nước sạch và không hợp vệ sinh;
– Tuyệt đối không để chung thức ăn sống với thức ăn chín, thức ăn nóng và thức ăn lạnh;
– Ăn đủ chất, uống đủ nước ít nhất 2 lít/ ngày, cung cấp đầy đủ vitamin như nước cam, nước chanh. Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là loại nước có ga;
* Đảm bảo vệ sinh môi trường:
– Tại trường: Các lớp học cần mở cửa thông thoáng tận dụng ánh sáng tự nhiên và nguồn năng lượng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn, virus. Học sinh không vứt rác bừa bãi, ra lớp học và sân trường.
– Nhà ở phải gọn gàng, sạch sẽ thông thoáng.
– Không để thức ăn, rác, nước thải vương vãi làm thu hút ruồi, côn trùng xâm nhập.
– Không vức rác thải bừa bãi ra môi trường, nguồn nước, thu gom và xử lý rác thải đúng quy định.
– Thường xuyên vệ sinh nguồn nước (thau rửa bể nước định kì 3 tháng/1 tần).
Mọi người dân cần nâng cao sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin; có chế độ làm việc, sinh hoạt, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan sang người thân và cộng đồng.
Đinh Hạnh (tổng hợp)